logo

Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng

Câu trả lời chính xác nhất:  Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân:

Điệp ngữ: “Có một người lính”.

Điệp từ: “anh”, “người lính”, “xuân”.

=> Tác dụng: 

- Các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ giúp làm tăng nhịp điệu cho tác phẩm trên.

- Các điệp từ, điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và khẳng định vẻ đẹp của người lính trẻ cùng với sự trân trọng mà tác giả dành cho nhân vật.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về bài thơ Đồng dao mùa xuân nhé!


1. Tác giả bài thơ Đồng dao mùa xuân 

Bài thơ Đồng dao mùa xuân Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn

- Nguyễn Khoa Điềm (15/04/1943), tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;

- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

- Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.

- Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.

- Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.

Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...


2. Nội dung bài thơ Đồng dao mùa xuân 

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng

3. Giá trị nghệ thuật bài thơ Đồng dao mùa xuân 

- Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.

- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).

- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu.

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận.

- Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ

Điệp ngữ: “Có một người lính”.

Điệp từ: “anh”, “người lính”, “xuân”.

=> Tác dụng: 

- Các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ giúp làm tăng nhịp điệu cho tác phẩm trên.

- Các điệp từ, điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và khẳng định vẻ đẹp của người lính trẻ cùng với sự trân trọng mà tác giả dành cho nhân vật.


4. Đoạn văn ngắn cảm nhận bài thơ Đồng dao mùa xuân

Mẫu số 1

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với bài thơ "Đồng dao mùa xuân" đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em về hình ảnh người lính anh hùng. Bài thơ như một khúc hát ca về cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ. Anh lính trẻ rời xa cuộc sống hồn nhiên, vô tư "mê thả diều" để nghe theo tiếng gọi của trái tim, của Tổ quốc thân yêu. Đời người lính gian khổ, thiếu thốn với quân tư trang ít ỏi "Ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh", bệnh tật giữa rừng "làn da sốt rét" nhưng anh vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Ta càng thêm khâm phục ý chí, quyết tâm chiến đấu của anh để rồi biết ơn trước hi sinh anh dũng vì độc lập dân tộc. Những câu thơ bốn chữ ngắn gọn cùng cách ngắt nhịp 2/2 giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ được tấm lòng biết ơn, ghi nhớ của đồng đội và nhân dân. Đó là niềm cảm phục, tự hào, biết ơn tới những người lính đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời vì độc lập dân tộc. Khúc đồng giao trong bài thơ không chỉ là mùa xuân tuần hoàn của tự nhiên mà còn là mùa xuân của những người lính. Hình ảnh những người anh hùng, kiên trung, bất khuất sẽ mãi in đậm trong tâm trí người dân Việt Nam.

Mẫu số 2

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ là những con người còn trẻ tuổi, trẻ lòng vì “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Dẫu vậy, họ vẫn mang trong trái tim nhiệt huyết, lí tưởng để xung phong vào chiến trường khốc liệt. Đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Sự hi sinh của họ dường như đã hóa thành bất tử, họ sống mãi với tuổi thanh xuân đẹp đẽ, sống mãi cùng mùa xuân của vũ trụ. Qua đây, tác giả còn muốn thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.

Mẫu số 3

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Bài viết này Toploigiai đã cùng các bạn Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 01/12/2022