logo

Xã hội thời Lê sơ có những tầng lớp căn bản nào? Tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chính? theo em những biện pháp được nêu trong bộ Quốc triều hình luật đó có giúp ổn định trật tự xã hội thời Lê sơ không?

icon_facebook

Câu hỏi: 

- Xã hội thời Lê sơ có những tầng lớp căn bản nào? Tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chính?

- Đọc tư liệu 20.5, theo em những biện pháp được nêu trong bộ Quốc triều hình luật đó có giúp ổn định trật tự xã hội thời Lê sơ không?

Trả lời

- Thời Lê Sơ, xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại)

+ Nông dân (là lực lượng sản xuất chính trong xã hội)

+ Thợ thủ công, thương nhân

+ Nô tì

=>Tầng lớp nông dân là lực lượng sản xuất chính, họ chiếm đại đa số dân cư, họ cày ruộng đất công, nộp thuế cho nhà nước, thực hiện lao dịch, binh dịch hoặc phải cầy cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng.

- Theo em, những biện pháp được nêu trong bộ Quốc triều hình luật ở tư liệu 20.5 đã giúp trật tự xã hội thời Lê sơ được ổn định, quan chức không dám lạm quyền, phải làm tròn đúng bổn phận chức trách.

Xã hội thời Lê sơ có những tầng lớp căn bản nào? Tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chính? theo em những biện pháp được nêu trong bộ Quốc triều hình luật đó có giúp ổn định trật tự xã hội thời Lê sơ không?

Tìm hiểu về bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế thời Lê Sơ

Bộ máy nhà nước

Sau khi đánh bại quân Minh, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại nước Đại Việt, tổ chức bộ máy chính quyền hoàn thiện thể hiện tính quân chủ chuyên chế cao độ

Ở trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công) đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).

 Bỏ chức tướng quốc ,đại tổng quản ,hành khiển; vua trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng .Ở địa phương: chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới ty là phủ, châu, huyện, xã.

Kinh tế

Nông nghiệp

Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

Thực hiện phép quân điền.

Chú trọng việc khai hoang.

Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt.

Thủ công nghiệp

Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…

Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác)

Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

Kết luận: Quy mô sản xuất của ngành thủ công nghiệp mở rộng

Thương nghiệp

Trong nước: Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới, Đúc tiền đồng...

Ngoài nước: Duy trì việc buôn bán với nước ngoài, Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ.

=> Hàng hóa, tiền tệ dễ dàng lưu thông

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 20/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads