Việt Nam chính là một nước dẫn đầu về ngành nông nghiệp xuất khẩu với nhiều mặt hàng khác nhau như lương thực, cây ăn quả, cây thuốc lá,… Nhưng có thể nói rằng, cây ăn quả của Việt Nam được săn đón và ủng hộ ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới. Vậy bạn có biết vùng cây ăn quả lớn nhất nước ta là ở đâu không? Cùng Toploigiai đi tìm câu trả lời ngay bây giờ nhé!
A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Vùng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
>>> Tham khảo: Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển nhất nước ta là do?
Cây ăn quả là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. So với cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn thì cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin, nhất là các vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể con người. Tùy theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà co thể chia ra cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới,...
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm thích hợp trồng cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới; Đất xám phù sa cổ, đất badan phân bố trên các vùng đất rộng lớn ở Đông Nam Bộ, hay đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả lớn; Nguồn nước dồi dào (từ sông ngòi, kênh rạch, nước ngầm), ven các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành các khu miệt vườn trù phú, nhiều loại quả đặc sản; Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây ăn quả; cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi giúp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn.
Hiện nay, vùng đang tập trung phát triển cây ăn quả hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, sản xuất an toàn, hữu cơ, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Trong đó, chú trọng phát triển các cây trồng có lợi thế của vùng, tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đặc biệt, vùng sẽ tiếp tục tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực có giá trị kinh tế cao thông qua các mô hình sản xuất với quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Đi cùng với đó là đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, năng suất cao để đưa vào sản xuất; mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân.
Lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả theo mùa và nhiệt đới. Với mỗi vùng miền khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau thuận lợi phát triển cây ăn quả thích hợp. Chính vì vậy, hiện tại chúng ta đang có những loại cây ăn quả là đặc sản riêng của các vùng miền khác nhau.
Từ kiến thức giải thích trên, ta có thể kết luận rằng: Vùng cây ăn quả lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Đáp án đúng là C