logo

Vua nào trị vì lâu nhất Trung Quốc?

Câu trả lời đúng nhất: Thanh Thánh Tổ là tên của vua Khang Hy, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1654, mất ngày 20 tháng 12 năm 1722), thọ 68 tuổi. Ông là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh và là Hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến khi qua đời vào năm 1722, tổng cộng là 61 năm làm vua, là vị vua nắm quyền trị vì lâu nhất Trung Quốc.

Để hiểu rõ hơn về vị vua Thanh Thánh Tổ hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết dưới đây nhé!


1. Vua Thanh Thánh Tổ - là vị vua trị vì lâu nhất Trung Quốc

Vua Thanh Thánh Tổ tên thật của vua Khang Hy là Ái Tân Giác La Huyền Diệp, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1654, mất ngày 20 tháng 12 năm 1722), thọ 68 tuổi. Ông là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh và là Hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến khi qua đời vào năm 1722, tổng cộng là 61 năm làm vua, Là vị vua nắm quyền trị vì lâu nhất Trung Quốc.

vua nào trị vì lâu nhất trung quốc

Theo sử sách ghi chép lại thì hoàng đế Khang Hy chính là kết quả của một cuộc hôn nhân mang tính chính trị, gượng ép và không có tình cảm. Chính vì thế mà kể từ khi chào đời cho đến khi lên ngôi, hoàng đế Khang Hy không hề được vua cha yêu thương mà thường xuyên bị ghẻ lạnh. Tuy nhiên, ông lại rất được bà nội của mình là Hiếu Trang Hoàng Thái hậu yêu quý và hết mực cưng chiều.

>>> Tham khảo: Ai là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn?


2. Hành trình lên ngôi của Khang Hy

Ngay từ khi còn nhỏ, Huyền Diệu (tên thật của vua Khang Hy và thường được gọi khi chưa lên ngôi) đã tỏ ra là một người có tư chất thông minh và ham học. Cộng với việc được dạy dỗ chu đáo, cẩn thận, 5 tuổi đã bắt đầu cầm sách vở học tập nên càng được người bà của mình thương yêu và tin tưởng.

Thế nhưng, trong khoảng thời gian đó thì Khang Hy đã bị mắc phải căn bệnh đậu mùa, đây được xem là một loại bệnh không thể chữa được ở thời điểm đó và nếu đã mắc thì khó có thể giữ được tính mạng. Tuy nhiên, bằng với một phép nhiệm kỳ nào đó thì Huyền Diệp đã qua khỏi và thoát được cửa tử bởi căn bệnh này. Chính điều này đã khiến cho người cha thường xuyên tỏ thái độ lạnh nhạt đã bắt đầu chú ý và có sự ấn tượng với ông nhiều hơn.

Theo như ghi chép của một nhà hán học là Herbert Giles trích dẫn trên trang tài liệu Wikipedia thì hoàng đế Khang Hy được mô tả như sau: “Là một người tương đối cao và có thân hình cân đối, ông rất thích các môn thể dục hay luyện tập của phái nam và dành hẳn 3 tháng mỗi năm để săn bắn. Mắt ông to và sáng bừng cả mặt, có thể thấy vài đốm nhỏ do di chứng của bệnh đậu mùa.”

Đến năm 1661, cha của Huyền Diệp là thuận Trị đế lâm bệnh nặng, phải nằm liệt giường và ở yên một chỗ. Lúc này, Hiếu Trang Hoàng Thái hậu rất ủng hộ với việc đưa Huyền Diệp lên kế vị, chính vì thế mà Thuận Trị đế đã ra bố cáo quyết định lập Huyền Diệp làm Hoàng Thái Tử. Lý do mà Thuận Trị đế lấy để đưa ra quyết định này chính là vì Huyền Diệp lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa mà qua khỏi, đây chính là điềm lành của quốc gia, dân tộc. Khi ấy, Huyền Diệp mới là đứa trẻ lên 8.

 Ngày 04/02/1661, Thuận Trị đế băng hà. Một ngày sau đó, tức là ngày 05/02/1661, Hoàng thái tử Huyền Diệp lên ngôi, một năm sau thì đổi niên hiệu thành Khang Hy và gọi là Khang Hi đế. Lúc ấy, bởi vì còn quá nhỏ tuổi, kinh nghiệm và tài năng còn hạn chế, nên Khang Hy cần có sự trợ giúp của các đại thần và đặc biệt là 4 vị đại thần được Thuận Trị đế bổ nhiệm với vai trò làm phụ chính. Người đứng đầu là Sách Ni, tiếp đến là Tô Khắc Tát Cáp, Át Tất Long và cuối cùng chính là Ngao Bái.

Có thể thấy, mặc dù bị người cha ghẻ lạnh và không dành tình thương cho mình. Thế nhưng, với sự yêu thương và sự hẫu thuẫn từ bà nội, cộng với tố chất của mình thì Huyền Diệp - Khang Hy đế vẫn có thể vươn tới vị trí cao nhất cho dù ở độ tuổi còn rất nhỏ.

>>> Tham khảo: Ai là vị vua cuối cùng của nhà Trần?


3. Những chiến tích trong 61 năm làm vua của Khang Hy

Dẹp loạn gian thần

Nổi tiếng là vị vua anh minh, có công lớn trong lịch sử Trung Hoa, Khang Hy Đế không chỉ chiếm được lòng dân mà còn giúp dẹp loạn, thống nhất và duy trì sự cường thịnh cho Đế quốc Đại Thanh.

Bởi lên ngôi từ lúc còn quá nhỏ nên Khang Hy Đế không được lòng tất cả các đại thần, ngay cả 4 vị quan hầu cận ngay bên cạnh ông. Đặc biệt Ngao Bái là quan thần tỏ rõ thái độ hống hách, không phục Hoàng đế và lôi Át Tất Long về phe cánh của mình.

Sách Ni tuổi cao sức yếu, gần như không thể phò tá gì cho vị vua nhỏ tuổi. Chỉ có duy nhất Tô Khắc Táp Cáp là trung thần, tính tình cương trực. Dù phản đối Ngao Bái nhưng xét về thế lực, vị quan này yếu thế hơn hẳn.

Ở thời điểm Khang Hy lên ngôi, Trung Hoa còn tồn đọng nhiều vấn đề bất cập: dân chúng lầm than lại bất mãn với triều đình, thù trong giặc ngoài, đất nước còn bị chia cắt. Vậy nên, việc các quan thần chia bè kéo cánh kết hợp với khó khăn ngoài triều chính khiến cho trách nhiệm càng lớn lao đè nén lên ngai vàng của vị vua nhỏ tuổi.

Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn vững chắc của Thái hoàng thái hậu, vua Khang Hy từng bước chậm mà chắc vừa học hỏi lại vừa tiếp quản vương triều một cách chắc chắn.

Trước thế sự nước nhà, Hoàng thái hậu Hiếu Trang hỏi cháu nghĩ gì, vua Khang Hy trả lời: "Duy nhân giả vô địch" (nghĩa là: "Chỉ có người nhân từ mới không có kẻ địch"). Vậy nên, ông cai quản nước nhà với một tấm lòng bao dung, độ lượng.

Trước các quan thần, ông nói: "Định loạn chi phương, duy sùng thượng khoan đại, khoan tắc đắc chúng. Trì thiên hạ chi đạo, dĩ khoan vi bản" (nghĩa là: "Để dẹp loạn, chỉ có duy trì lòng khoan dung, tấm lòng rộng rãi ắt được lòng dân. Đạo lý trị vì thiên hạ, lấy khoan dung làm căn bản").

Năm 1666, Ngao Bái tìm mọi cách trừ khử các quan thần phản đối hắn bên cạnh vua. Sau khi đạt được mục đích, hắn ngày càng lộng hành, không coi vua ra gì. Quá phẫn nộ với hành động ngang ngược của Ngao Bái, năm 1667, vua Khang Hy muốn trừ bỏ gian thần để dẹp loạn triều chính trước tiên. Tuy nhiên, bè cánh của Ngao Bái quá đông, Khang Hy Đế phải nghĩ cách dẹp loạn từ từ.

Mất 2 năm sau đó, đến năm 1669, Ngao Bái bị vạch trần tội ác và tống giam trong ngục. Ít lâu sau, tên gian thần này chết trong ngục tối. Từ đó, vua Khang Hy chính thức tự quyết chuyện triều chính

Hoàn thành sứ mệnh thống nhất lãnh thổ

Dẹp loạn tam phiên, thống nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc là một trong những công lao to lớn không thể không kể đến của vua Khang Hy.

Với việc diệt trừ được đại gian thần Ngao bái, vua Khang Hy khiến cho đại thần nể phục cũng như hết sức vui mừng và tin tưởng vào tài năng của vị đế vương tương lai này, cho dù tuổi còn khá nhỏ.

Việc triều chính nội bộ đã yên, thế nhưng, bên ngoài thì vẫn đang rơi vào cảnh loạn lạc khi lãnh thổ Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn còn đang bị chia cắt bởi tam phiên. Đây chính là việc tồn động lại từ thời nhà Minh, tam phiên bao gồm Bình tây Vương là Ngô Tam Quế, Bình Nam Vương là Thượng khả Hỷ và Cảnh Tinh Trung là Tĩnh Nam Vương.

Thêm vào đó chính là các cuộc tấn công ở biên giới do Sa Hoàng là vua Nga gây ra. Trong hoàn cảnh ấy, vua Khang Hy đã tự đề ra nhiệm vụ cho mình chính là “tam phiên, hà vụ, tào vận”, đây chính là những mối lo của triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ.

Với tài năng và bản lĩnh của mình, đến năm 1681, vua Khang Hy đã hoàn toàn chấm dứt được loạn tam phiên. Ngay sau đó ông tiếp tục chiếm được Đài Loan, đưa người dân ra đây sống và biến nơi này trở thành một đơn vị hành chính cũng như thuộc quyền quản lý của Trung Quốc.

Những công lao của vua Khang Hy đã giúp cho lãnh thổ Trung Hoa được thống nhất và mở rộng. Nhất là việc thống nhất Mãn – Hán khi nội bộ hai dân tộc này luôn có sự xung đột với nhau.

Theo như sử sách thì thời kỳ mà vua Khang Hy cai trị được xem là thời kỳ đỉnh cao của Trung Quốc khi lãnh thổ được mở rộng một cách tối đa và có sự đa dạng các sắc tộc nhưng lại được quản lý một cách cực kỳ hiệu quả.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 66 của vua Khang Hy, tức là năm 1720, triều đình nhà Thanh đã cho mở một yến tiệc trong 3 ngày nhằm chúc mừng ngày Mãn Hán thống nhất. Bữa tiệc “mãn Hán toàn tịch” này đã trở thành một sự kiện mang tính lịch sử và có ý nghĩa lớn lao cũng như nổi tiếng trong lịch sử của Trung Hoa.

Lấy dân làm gốc, chiêu mộ hiền tài

Khang Hy lấy dân làm gốc. Trong những năm tháng trị vì đất nước, ông luôn thương yêu dân, vì dân, quan sát lòng dân, làm phúc cho dân ở khắp mọi nơi. Khang Hy chú trọng khôi phục và phát triển sản xuất, cùng dân nghỉ ngơi dưỡng sức. Nhiều lần ông hạ lệnh đình chỉ việc khoanh vùng lãnh thổ, bãi bỏ thuế ruộng hơn 545 lượt, kế ngân 1.500.000 lạng bạc. Ông tuyên bố: “Sinh thêm nhân khẩu, vĩnh viễn không tăng thêm thuế“, khiến thuế nhân khẩu cả nước giảm xuống, đỡ gánh nặng cho nông dân. Ông coi trọng quản lý sông Hoàng Hà, tự mình giám sát việc trị thủy suốt hơn 10 năm để nhân dân đỡ khổ vì nạn lũ lụt.

Trong việc thống nhất đất nước, trị quốc bình thiên hạ, hoàng đế Khang Hy được người đời ca ngợi là một vị minh quân hiếm có trong lịch sử Trung Hoa, luôn một lòng vì dân, nghĩ đến dân, lo cho lợi ích của dân, không mảy may tư lợi, hưởng thụ bản thân. Ông là tấm gương sáng mà người đời thường lấy ra để học tập.

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Vua nào trị vì lâu nhất Trung Quốc. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết. 

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 17/10/2022