logo

Vũ khí hủy diệt lớn gồm

icon_facebook

Các chuyên gia đã đưa ra những kịch bản khác nhau về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân dẫn đến hủy diệt nhân loại. Vũ khí hủy diệt là những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao trên diện rộng. Vũ khí hủy diệt lớn gồm: Vũ khí thông minh, vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học, sinh học. 


Câu hỏi: Vũ khí hủy diệt lớn gồm:

A. Vũ khí thông minh

B. Vũ khí hạt nhân

C. Vũ khí hóa học, sinh học

D. Cả A, B, C

Đáp án đúng: D. Cả A, B, C.             


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án C

Vũ khí hủy diệt là những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao trên diện rộng và gây tổn thất lớn về cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, tác động mạnh đến tâm lí – tinh thần của con người. Vũ khí hủy diệt lớn gồm: Vũ khí thông minh, vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học, sinh học. 


- Phân loại vũ khí hủy diệt

Vũ khí sinh học

Vũ khí sinh học là loại vũ khí hủy diệt lớn dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra. Những tác nhân thường được sử dụng làm vũ khí sinh học gồm 3 nhóm chính: thực vật, động vật và vi khuẩn. 

Phạm vi hoạt động của những tác nhân độc hại này rất đa dạng, khó có thể kể hết. Những tác nhân đã được phát triển thành vũ khí bao gồm vi khuẩn bệnh than, botulinum toxin, tularemia, brucellae, bệnh dịch hạch và đậu mùa. 

Khả năng gây độc của những tác nhân này cũng rất khác nhau, đa số gây bệnh nghiêm trọng, có những loại gây chết người. Trong đó vi khuẩn bệnh than được cho là độc hại nhất đối với con người. 100kg vi khuẩn bệnh than có thể lan rộng ra một vùng rộng 300 km2 trong một đêm và có thể giết chết 1- 3 triệu người.

Vũ khí hoá học

Vũ khí hóa học là loại vũ khí sử dụng chất độc hóa học (thường là chất độc quân sự) để gây nguy hại trực tiếp cho con người, động vật và môi trường sống (gây ngạt, gây tổn thương thần kinh, gây loét da hoặc tiêu diệt cây cỏ). 

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cả hai phe đều dùng các chất gây chảy nước mắt, khí Clo, khí photgen gây ngạt đựng trong chai, trong đạn pháo làm cho hàng trăm ngàn người nhiễm độc và hàng chục ngàn người thiệt mạng.

Vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân được chế tạo lần đầu trong một dự án tối mật mang tên Manhattan, do chính phủ Mỹ tiến hành với sự giúp đỡ của người Anh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhằm đối phó với nguy cơ người Đức sản xuất loại vũ khí này trước mình. 

Khác với vũ khí sinh học và hóa học, vũ khí hạt nhân đem đến sự hủy diệt bằng năng lượng do các phản ứng phân hạch và nhiệt hạch gây ra, với sức công phá tương đương 10 triệu tấn thuốc nổ, có khả năng hủy hoại cả một thành phố trong chớp mắt. 

Vũ khí hủy diệt lớn gồm:

- Vũ khí hủy diệt ảnh hưởng đến nhân loại

Các chuyên gia đã đưa ra những kịch bản khác nhau về nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân dẫn đến hủy diệt nhân loại. Theo đó, có thể bắt đầu từ những động thái rất nhỏ, rồi theo hiệu ứng lan truyền sẽ dẫn đến những diễn biến không thể khống chế được một khi vũ khí hạt nhân được “huy động vào cuộc”.

Thực tế lịch sử đã cho thấy, trong thế chiến 2, Mỹ đã dùng hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản để phá hủy các mục tiêu quân sự của nước này. Những động thái như thế sẽ châm ngòi cho một chuỗi các cuộc tấn công và đáp trả bằng vũ khí hạt nhân, từ đó sẽ nhanh chóng phát triển lên quy mô tấn công toàn diện một quốc gia.

Vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng để phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng, các mục tiêu quân sự lẫn dân sự. Điều này sẽ dẫn tới rất nhiều thảm họa cho nhân loại, bởi cho dù con người có thể sống sót thì toàn bộ hệ sinh thái, bầu khí quyển và môi trường sẽ bị phá hủy bởi sức hủy diệt ghê gớm của loại vũ khí này.

Nhân loại đã từng nhiều lần rơi vào trạng trạng thái nguy hiểm “ngàn cân treo sợi tóc” bởi nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Lần thứ nhất xảy ra khi căng thẳng giữa Mỹ và Triều tiên lên đến đỉnh điểm, vào cuối năm 2017, Nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã phát biểu: “Tôi có thể nói rằng, nguy cơ chúng ta phải tiến tới giải pháp quân sự là 3/10. Nếu Triều Tiên tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân thì nguy cơ này, theo tôi đánh giá thì vào khoảng 70%”. Sau đó ông lại nhấn mạnh, “thời gian đang hết” và Tổng thống Trump phải tấn công Triều Tiên nếu như không có gì thay đổi.

Những căng thẳng như vậy thật đáng sợ khi mà cả hai nước đều sở hữu vũ khí hạt nhân, lãnh đạo Triều Tiên nhiều lần tuyên bố rằng tên lửa liên lục địa của họ có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào trên đất Mỹ. Như vậy kịch bản tấn công toàn diện một quốc gia như các chuyên gia đã phân tích rất có thể sẽ xảy ra.

Lần thứ hai là vào thời chiến tranh lạnh, khi căng thẳng leo thang đến cực điểm, Liên Xô bí mật cho bốn tàu ngầm vượt qua hàng rào phong tỏa của hải quân Mỹ để tiếp cận đất Mỹ tại vùng biển Cuba.

Tàu ngầm B-59 của Liên Xô, được trang bị ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân, đã bị hải quân Mỹ phát hiện trong khi đang nổi lên mặt nước để sạc pin, mặc dù chưa sạc xong, nó lại phải lặn xuống để tránh sự truy kích của hải quân Mỹ. Những trận truy kích đã làm một số bộ phận tàu ngầm hư hại, cộng thêm nhiên liệu cạn kiệt đã làm tàu ngầm B-59 hoàn toàn mất liên lạc với bên ngoài, nhiệt độ trong tàu ngầm cũng tăng cao. Sức nóng bên trong tàu ngầm, tình trạng thiếu oxy khiến cho cuộc sống bên trong như địa ngục, ba chỉ huy tàu khi đó còn phải đối mặt với một quyết định “ngàn cân treo sợi tóc”, đó là có tấn công tàu sân bay của Mỹ đang tiến hành vây lùng họ hay không.

Hai trong số ba chỉ huy tàu đã đồng ý “khai hỏa”, tuy nhiên, khi mà quyết định tấn công bằng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân gần như đã ngã ngũ, thì người thứ ba, Vasili Arkhipov, đã triển hiện ra thần tích. Trong bầu không khí nóng bức, ngột ngạt, anh vẫn giữ được cái đầu lạnh, lập luận hợp lý, thuyết phục được 2 vị thủy thủ tiền bối cho tàu nổi lên trên mặt nước như một hành động đầu hàng hải quân Mỹ, rồi sau đó rút quân về nước. Hành động này đối với các tướng đánh trận thật không dễ dàng, nhưng nó đã cứu nhân loại thoát khỏi kiếp nạn chiến tranh hạt nhân.

>>> Xem thêm: Trắc nghiệm GDQP: Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads