logo

Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện Con hổ có nghĩa mà không phải con người có nghĩa? | Câu 2 trang 144 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Con hổ có nghĩa (soạn 3 cách)

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện "Con hổ có nghĩa" mà không phải "con người có nghĩa"?

Soạn cách 1

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được thể hiện qua việc tác giả mượn hình ảnh con hổ có những hành động, cử chỉ, nhân cách như một con người. Đặc biệt, hổ là chúa rừng xanh nổi tiếng là con động vật nguy hiểm, ăn thịt người nhưng lại có tấm lòng biết ơn người giúp đỡ mình sống có nghĩa, có tình. Qua hình ảnh con hổ, tác giả  muốn nói về con người sống cần phải có tình có nghĩa. Đây là cách diễn giải gián tiếp, tế nhị về con người nhưng đạt hiệu quả rất cao, khiến con người nhìn nhận lại cách sống của bản thân thực sự đã đúng, đã sống tình nghĩa.

Soạn cách 2

Biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng là nhân hóa.

Mượn truyện con hổ để nói về con người. Hổ là loài ăn thịt, loài thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Soạn cách 3

- Biện pháp bao trùm lên toàn bộ câu truyện là biện pháp nhân hoá: Con hổ được nhân hóa có suy nghĩ, hành động và tình nghĩa giống như con người - trả ơn.

- Dựng lên truyện con hổ có nghĩa là dụng ý của tác giả khi nói về con người. Tác giả nói về cách sống và ứng xử của con người trong cuộc sống.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021