logo

Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng động đất

Động đất có thể gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Vậy động đất là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Cùng Toploigiai Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng động đất nhé.


Dàn ý thuyết minh giải thích hiện tượng động đất

1, Giới thiệu nội dung

- Hiện tượng động đất và một số nét khái quát xoay quanh hiện tượng này.

2, Triển khai nội dung

- Hiện tượng động đất là gì? Cơ chế hình thành hiện tượng động đất ra sao?

- Động đất nguy hiểm như thế nào với cuộc sống của con người?

- Liên hệ mở rộng các vấn đề khác xoay quanh hiện tượng động đất.

3, Kết thúc nội dung

- Tóm tắt nội dung đã giải thích về hiện tượng động đất.


Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng động đất

    Động đất là hiện tượng có sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng các sóng địa chấn. Động đất có thể gây ra biến dạng bề mặt của trái đất, phá huỷ nhà cửa và gây ra rất nhiều thiệt hại nặng nề đến vật chất, tính mạng con người.

    Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng động đất như sạt lở các lỗ rỗng ở trong vỏ của trái đất, hoạt động phun trào của núi lửa, các vận động bên trong của trái đất làm tích tụ năng lượng ở vùng phát sinh ra động đất. Động đất cũng có thể hình thành do sạt lở của các hang động ngầm dưới lòng đất. Loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp (chiếm khoảng 3% hiện tượng động đất trên thế giới).

    Động đất kiến tạo chiếm trên 90% liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo nhất là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm. Hiện tượng này có liên quan đến hoạt động magma xâm nhập gây phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá làm phát sinh ứng suất, khi bị đứt gãy sẽ tạo ra động đất. 

Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng động đất

    Phần lớn các động đất kiến tạo bắt nguồn từ vòng lửa ở độ sâu không quá hàng chục km. Động đất xảy ra ở độ sâu dưới 70km được gọi là động đất tập trung nông. Những động đất có độ sâu tiêu cự từ 70 và 300km được gọi là động đất trung tâm hoặc độ sâu trung gian. Ở các khu vực hút chìm, nơi nào có các lớp vỏ đại dương cũ và lạnh hơn hạ xuống bên dưới của một mảng kiến tạo khác thì các trận động đất tập trung sâu có thể xảy ra ở độ sâu lớn hơn nhiều.

    Độ lớn của động đất sẽ được đo bằng Richter, cụ thể độ lớn của động đất sẽ có những cấp độ như sau:

    Từ 1- 2 Richter sẽ không thể nhận biết được cảm giác gì vì lúc này mức độ rất nhẹ.

    Từ 2 - 4 Richter có thể cảm nhận được nhưng không gây ra thiệt hại gì.

    Từ 4 -5 Richter mặt đất có thể rung chuyển, nghe có tiếng nổ nhưng thiệt hại không đáng kể

    Từ 5 -6 Richter nhà cửa có thể rung chuyển và một số công trình có hiện tượng nứt.

    Từ 6 -7 Richter nhà cửa có thể bị hư hại nhẹ, nhất là những nhà cửa không được kiên cố.

    Từ 7 - 8 Richter đây là động đất tương đối mạnh có thể phá huỷ các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn trên mặt đất.

    Từ 8 - 9 Richter nhà cửa đổ nát, sụp đổ lớn kèm theo thay đổi địa hình của trái đất.

    Trên 9 Richter thì là động đất cực mạnh nhưng rất hiếm khi xảy ra.

    Động đất và núi lửa có liên quan mật thiết với nhau. Động đất thường xảy ra ở những nơi có núi lửa và cũng thường được hình thành từ đó. Bởi các đứt gãy kiến tạo di chuyển của các magma bên trong núi lửa. Các trận động đất như vậy có thể chính là cảnh báo cho sự xuất hiện của các đợt phun trào núi lửa. Các nhà khoa học sẽ dùng máy đo địa chấn và máy đo độ nghiêng để dự đoán chính xác thời điểm có núi lửa phun trào.

Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng động đất ảnh 2

    Các trận động đất nhẹ thường không gây nguy hại gì cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên các trận động đất mạnh có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, tính mạng của con người. Cụ thể động đất có thể gây ra sự bất ổn ở những nơi có dốc dẫn đến những vụ sạt lở nghiêm trọng. Khi sóng thần, động đất cùng xảy ra có thể gây ra những thảm họa nghiêm trọng đến cuộc sống của loài người. Ví dụ điển hình là các trận sóng thần động đất ở Thuỵ Sĩ, Nhật Bản đã cướp đi tính mạng của hàng nghìn người, xóa sổ nhiều nhà cửa, làng mạc.

    Để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra các nhà khoa học đã ứng dụng thiết bị để đo nguy cơ động đất. Tuy vậy trong tương lai vẫn cần nghiên cứu kỹ hơn nữa thì mới có thể đưa ra những cảnh báo chính xác về hiện tượng nguy hiểm này.

-----------------------------------------

Bài viết trên của Toploigiai đã hướng dẫn các em Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng động đất. Hy vọng qua bài viết các em đã có thêm những kiến thức bổ ích xoay quanh hiện tượng nguy hiểm này.

icon-date
Xuất bản : 27/07/2023 - Cập nhật : 19/08/2023