logo

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 35 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 35 SGK Văn 10 Kết nối tri thức ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Bài viết tham khảo

Câu 1

Vấn đề chính được bàn luận là gì?

Lời giải 

Vấn đề chính được bàn luận là sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn Quà giáng sinh của O.Hen-ry.

Câu 2

Bài văn nghị luận trên giúp người đọc có được hiểu biết gì về truyện ngắn Quà Giáng sinh?

Lời giải 

Bài văn nghị luận cung cấp nhiều thông tin giá trị về truyện ngắn Quà Giáng sinh của O.Hen-ry bao gồm thông tin về nội dung của truyện, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, ngôi kể, các yếu tố liên quan

Câu 3

Tác giả bài viết đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?

Lời giải 

Trình tự được triển khai là phân tích, đánh giá các đặc sắc nghệ thuật trước, sau đó mới phân tích, đánh giá chủ đề nội dung.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 35 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Thực hành Viết

Phân tích cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Lời giải 

   Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp và luôn khát khao được thể hiện nó trên trang văn của mình. Trên trang văn của ông không hiếm những cảnh đẹp toàn bích mà kỳ lại nó lại bắt nguồn từ chính những điều rất đỗi giản dị, bình thường, thậm chí oái ăm, nghịch cảnh. Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện “Chữ người từ từ” là một ví dụ điển hình thể hiện sự tài hoa và khát khao khám phá cái đẹp ấy của người nghệ sĩ này.

 Trong tác phẩm “Chữ người tử tù” cảnh cho chữ của ông Huấn Cao chính là cảnh trung tâm của truyện. Nó vừa khắc hoạ, tô đậm vẻ đẹp của người tử tù Huấn Cao; lại vừa thể hiện những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc.  Huấn Cao vốn là người có tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, yêu tự do và căm ghét chế độ đương thời. Ông cũng nổi tiếng với cái tài viết chữ Hán rất nhanh và đẹp. Những nét chữ của ông thể hiện sự phóng khoáng, uyên bác của một người học cao, hiểu rộng, thể hiện quan niệm về nhân thế. Chẳng thế mà người ta treo chữ của ông trong nhà, coi nó như một báu vật. Nổi tiếng là thế nhưng tính Huấn Cao cũng rất khác người “tính ông vốn khoảnh, trừ những chỗ tri kỉ ông rất hiếm cho chữ”. Bởi thế cho nên tác giả mới so sánh có được chữ của Huấn Cao là có một vật báu trên đời. Hình tượng nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong tác phẩm có nét tương đồng với người anh hùng Cao Bá Quát, với tài năng hơn người, chữ viết đẹp, nhanh tấm lòng khẳng khái, căm ghét những cái xấu xa, đê hèn trong xã hội. Khắc họa nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã gián tiếp ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Cao Bá Quát, bộc lộ tình yêu với những trí thức đương thời.

Khi bị bắt giam vào ngục tối và chờ ngày bị hành hình, Huấn Cao chưa bao giờ run sợ trước các thế lực kẻ thù. Người tử tù ấy vẫn hiên ngang với tư thế ngạo nghễ, thấy rõ được sức mạnh và tài năng của mình. Khi nhận được sự biệt nhỡn của viên coi ngục “ngày ngày đều mang rượu thịt vào cho ông” Huấn Cao thản nhiên đón nhận và coi đó là “hứng sinh bình”, vẫn không phải quỵ luỵ viên quan coi ngục, thậm chí còn coi khinh và không muốn hắn bước chân vào trong ngục nữa.

Tài năng và trí tuệ uyên bác của người tử tù này đã khiến cai ngục vô cùng ngưỡng mộ và khát khao một ngày nào đó sẽ xin được nét chữ của ông. Viên coi ngục đã đối xử vô cùng tử tế với Huấn Cao, chưa bao giờ thể hiện thái độ coi thường, nạt nộ với kẻ thuộc cấp dưới của mình. Và chính sự tử tế, thái độ cầu thị, bất chấp tất cả tính mạng của mình để xin được nét chữ của Huấn Cao đã lay động người tử tù và kết quả là chúng ta được chứng kiến “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” cảnh cho chữ xuất hiện ở cuối tác phẩm.

Chính trong cái đêm hôm ấy, trước ngày Huấn Cao bị lôi ra pháp trường, cái đẹp đã lên ngôi. Một viên quan coi ngục khét tiếng tàn bạo giờ đây lại khúm núm xin chữ của người tử tù. Một kẻ từ tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” với tư thế hiên ngang của người làm chủ, khoan thai cho chữ trong ngục. Trân tấm lụa bạch từng nét chữ vuông vắn, phóng khoáng của Huấn Cao hiện ra. Còn viên quan coi ngục hai tay nhận nó giống như nhận một báu vật. Phải có một tấm lòng trong sáng, thiện lương, phải yêu cái đẹp đến mức thế nào nào viên coi ngục mới bất chấp nguy hiểm, hạ mình để xin chữ Huấn Cao. Vì thế sau khi cho chữ xong Huấn Cao đã khuyên viên quan coi ngục từ bỏ cái nghề xấu xa này để giữ lấy cái tâm hồn trong sáng, thiện lương còn sót lại bên mình.

Người tử tù nay mai phải ra pháp trường, sắp phải chịu cái án tử hình nhưng sẽ không chết mà mãi mãi bất tử. Huấn Cao là hiện thân cho vẻ đẹp của thiện lương, của sự chiến thắng, lên ngôi của cái đẹp, đánh bật những cái xấu xa, đê hèn nơi ngục tối, thắp sáng lương tri, lương năng còn sót lại của viên quan coi ngục. Và cũng có thể nói chính ông Huấn Cao là ánh sáng, trung tâm là vẻ đẹp nổi bật của “Chữ người tử từ” với khả năng cảm hoá con người, giúp viên quan coi ngục nhận ra hướng đi đúng của cuộc đời mình.

Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” tập trung tinh hoa, tài năng và phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân. Ông khai thác triệt để thủ pháp đối lập tương phản. Đó là sự đối lập giữa cái thanh sạch, thơm tho là những nét chữ với nền gạch hôi hám, ẩm ướt đầy phân chuột, phân gián nơi tù giam. Đó là sự đối lập giữa một bên là kẻ từ tù Huấn Cao với một bên là viên quan coi ngục người nắm quyền trong tay. Chưa bao giờ người ta thấy cảnh xin chữ và cho chữ trong hoàn cảnh éo le đến thế. Cũng chưa bao giờ người ta thấy người nắm quyền trong tay lại phải khúm núm vái lạy một tên tử tù sắp phải lìa xa cõi đời. Thế mới thấy sức mạnh của cái đẹp, cái thiện lương có giá trị như thế nào.

 Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” sẽ mãi là một cảnh gây ám ảnh trong tâm trí người đọc. Nó thể hiện sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái tài hoa vượt lên trên tất cả những sự đời tầm thường, nghiệt ngã. Nó cũng chứng tỏ tài năng, sự uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân, con người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 35 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023