Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất cây Cà phê, chỉ sau Brazil, đồng thời là quốc gia sản xuất cà phê Robusta (cà phê vối) lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 680.000ha, và sản lượng trên dưới 30 triệu bao mỗi năm
A. Cao su.
B. Cà phê.
C. Chè.
D. Hồ tiêu.
Đáp án đúng là: B. Cà phê.
Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất cây Cà phê. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá cà phê thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, là điều rất đáng khích lệ cho những nước sản xuất cà phê lớn như Việt Nam. Về xuất khẩu, Việt Nam cũng đứng thứ hai thế giới sau Brazil, và là thị trường tiêu thụ cà phê lớn trong top 10 thế giới. Mùa vụ 2021-2022 hiện tại, nông dân trồng cà phê tương đối phấn khởi khi ngành cà phê có thể xem như vừa được mùa, vừa được giá.
Trong hai tháng đầu của niên vụ 2020 – 2021, tổng lượng cà phê xuất khẩu đạt 20,2 triệu bao cao hơn 6,5% so với cùng kỳ niên vụ trước. Xuất khẩu cà phê nhìn chung đều giảm ngoại trừ xuất khẩu cà phê Arabica của Brazil. Xuất khẩu cà phê của Brazil sang Bắc Mỹ chiếm 22,9% và châu Âu chiếm 51,8% trong tổng lượng xuất khẩu. Do nhu cầu về cà phê tăng mạnh trở lại và các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này đã khắc phục được một số khó khăn về thiếu hụt container chở hàng.
Trong niên vụ 2019 – 2020, nhập khẩu của EU giảm 2,6% xuống 78,32 triệu bao và Mỹ giảm 10% xuống 28,36 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê hòa tan của các nước sản xuất giảm 8,2% xuống 1,75 triệu bao. Cà phê rang xay giảm 5,5% xuống 103.800 triệu bao. Xuất khẩu của Brazil tăng là do xuất khẩu cà phê Arabica xanh tăng 11,9% đạt 12,56 triệu bao và cà phê Robusta xanh tăng 1,1% đạt 5,79 triệu bao.
Theo Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, thi trường cà phê năm nay của Việt nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường. Theo đó, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà phê đi lên. Theo nhận xét của các chuyên gia, những năm gần đây, do thị trường cafe Việt Nam giá thấp nên người dân trồng xen canh với các loại cây khác, dẫn tới diện tích cà phê giảm.
Theo số liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng diện tích sẽ còn giảm xuống khoảng 675.000 ha.
Mặc dù diện tích giảm nhưng con số này vẫn vượt so với quy hoạch trong đề án Phát triển ngành cà phê bền vững giai đoạn 2015-2020. Theo đề án này, đến năm 2020 tổng diện tích cà phê của cả nước là 600.000 ha và tổng kim ngạch đạt khoảng 3,8-4,4 tỷ USD.
Thông tin từ Bộ Công Thương cũng cho biết, bước sang tháng 5.2022, xuất khẩu cà phê có nhiều tín hiệu lạc quan khi giá cà phê thế giới tăng trở lại và nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới cũng tăng. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố hậu thuẫn cho tăng trưởng xuất khẩu cà phê như: Cảng biển giao thương Thượng Hải được dỡ bỏ lệnh phong tỏa giúp hàng hóa toàn cầu được lưu thông thuận tiện hơn; số lượng hàng mới từ Brazil bán ra giảm do người trồng cà phê ghim hàng chờ tỉ giá tiền có lợi hơn…
Các chuyên gia dự báo giá cà phê có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao cho sàn New York chủ yếu từ khối sản xuất Mexico khu vực Trung Mỹ dường như đã cạn kiệt do việc đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn giá cao từ đầu năm.
>>>Tham khảo: Vùng có diện tích cây mía lớn nhất ở nước ta là