logo

Viết một đoạn văn ngắn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Trả lời:

Cách trả lời 1

 Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865 - 1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802 - 1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. 

Các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558 - 1783) đến nhà Tây Sơn (1786 - 1802) và nhà Nguyễn.

Cách trả lời 2

Tiếp nối nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các hoạt động cụ thể như đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào cơ cấu hành chính của Việt Nam; xây dựng lại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiệm vụ của quân đội là thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này; đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cờ tuyên bố chủ quyền, lập đền thờ, trồng cây tại quần đảo.

Hoạt động khai phá, chiếm đóng, xác lập và thực thi chủ quyền của triều Nguyễn ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã đặt nhiều cơ sở lịch sử vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Mặt khác, việc vua Nguyễn ra sức giữ vững, bảo vệ chủ quyền biển đảo (nói chung) và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (nói riêng) là một trong những di sản lớn của vương triều Nguyễn. trở về nước. Nó giúp chúng ta xác lập một cách nhìn mới về vị trí và vai trò của họ Nguyễn trong lịch sử.

icon-date
Xuất bản : 11/03/2024 - Cập nhật : 11/03/2024