logo

Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu

Trong tiếng Việt hay viết văn sẽ sử dụng rất nhiều phép tu từ hoặc nghệ thuật khác nhau. Việc lặp từ đã được cải thiện bằng một phương pháp hiệu quả. Mời các em cùng khám phá nó qua bài viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.


Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Mẫu số 1

        Nguyễn Quan Quang là người ở huyện Từ Sơn. Từ nhỏ, gia đình ông đã thuộc diện nghèo khó nhất vùng, đến cơm cũng không có để ăn. Vậy nên, Quang không được đến trường học tập. Nhưng sự ham học đã khiến cậu đến bên cửa lớp học để nghe và học kiến thức từ bên ngoài. Không những thế, Quang còn tự luyện chữ rất đẹp ở trên nền đất nữa. Một lần, thầy đồ thấy chữ viết của ông, đã nhận ra đây là người có tiềm năng nên nhận cậu vào học không lấy tiền. Đúng như thầy đồ nghĩ, Nguyễn Quan Quang học một biết mười, nhanh chóng vượt lên trước bạn bè. Cuối cùng, ông thi đỗ trạng nguyên, trở thành một trong những trạng nguyên đầu tiên của nước ta.

=> Phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Nguyễn Quan Quang, Quang, ông.


Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Mẫu số 2

Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu

        Những ngày đầu xuân, tại một ngôi làng nhỏ ở miền quê có một cậu bé tên là Minh Tuấn, là tấm gương hiếu học và chăm chỉ. Cậu bé nổi tiếng với tinh thần học tập không ngừng nghỉ và lòng đam mê khao khát tri thức. Mỗi sáng, cậu đều dậy sớm để chuẩn bị cho ngày học mới, tay cầm bút, sổ sách, sẵn sàng cho những giờ học đầy thử thách. Không chỉ giỏi về sách vở, Tuấn còn là một đứa trẻ biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. Đứa trẻ phi thường đó tự nguyện giúp đỡ các em nhỏ trong làng với tinh thần vui vẻ và hào hứng. Nhiều lần, cậu bé đã được thầy cô và những người lớn khen ngợi về tấm gương hiếu học, tinh thần đồng đội và lòng trắc ẩn. Bằng sự cố gắng không ngừng, cậu học sinh nhỏ đã đạt được nhiều thành tích trong học tập và trở thành một đứa trẻ đáng tự hào của làng quê, là nguồn cảm hứng cho các bạn nhỏ khác.

=> Phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Minh Tuấn, Tuấn, cậu bé, đứa trẻ phi thường, cậu học sinh nhỏ.


Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Mẫu số 3

        Hồ Chí Minh là một tấm gương hiếu học điển hình của dân tộc Việt Nam. Từ nhỏ, Bác đã thể hiện tình yêu say mê đối với tri thức và khao khát học hỏi. Dù trong hoàn cảnh khó khăn của gia đình nông dân, Người vẫn cố gắng học tập và tự rèn luyện bản thân. Sau khi đi du học ở nước ngoài, vị lãnh tụ vĩ đại đã trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, với sự kiến thức chuyên sâu về chính trị, kinh tế, xã hội. Bác đã không ngừng học hỏi và tự nâng cao trình độ chuyên môn, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như văn học, lịch sử, ngoại ngữ và khoa học tự nhiên. Đặc biệt, vị cha già của dân tộc còn thông thạo rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau.

=> Phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Hồ Chí Minh, Bác, Người, vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già của dân tộc.


Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Mẫu số 4

        Tô Tịch là một học trò nghèo hiếu học. Cha mẹ mất sớm, lại không có người thân, nên từ nhỏ, ông đã tự làm lụng, chăm lo cho bản thân. Hằng ngày ông luôn tất bật với việc học tập và công việc. Dù thế, ông Tô vẫn học rất giỏi. Cho đến năm đó, khi kì thi đến sát, vì quá bận ôn thi nên Tô Tịch không có thời gian kiếm gạo nấu cơm. Vì thế, ông bèn mượn nồi nhà hàng xóm, giả vờ để nấu cơm, nhưng thực chất là để ăn phần cơm cháy dưới đáy nồi cho chắc bụng. Nhờ thế ông tiết kiệm được nhiều thời gian. Năm đó, ông đỗ Trạng Nguyên, được vua ban cho nhiều phần thưởng. Nhưng ông chỉ xin nhận một cái nồi vàng để mang về trả ơn người hàng xóm nọ. Từ đó, dân gian gọi Tô Tịch là Ông Trạng Nồi.

=> Phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Tô Tịch, ông, ông Tô, Ông Trạng Nồi.


Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Mẫu số 5

        Bạn Hiếu lớp em là một tấm gương như vậy, nhà của Hiếu rất nghèo, bố mất sớm chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cậu không nhụt chí mà luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, trong học tập của mình. Vì gia đình khó khăn nên ngoài giờ lên lớp thì cậu bé thường giúp mẹ làm những công việc nhà như: quét dọn nhà cửa, nấu cơm, chăn trâu…mọi công việc đều được bạn làm một cách nhanh nhẹn và tươm tất. Ở trên lớp, Hiếu cũng là một trong những thành viên tham gia tích cực nhất vào các hoạt động lao động, vệ sinh tập thể. Cậu bạn là một học sinh xuất sắc của lớp chúng em, tuy phải giúp mẹ làm những công việc nhà nhưng mỗi khi có thời gian rảnh thì Hiếu lại mang sách vở ra học, trên lớp cậu ấy cũng rất chú ý vào những bài giảng của thầy cô, hắng hái phát biểu bài, đặc biệt là bạn học của em luôn tranh thủ thời gian để học. Bởi vậy mà lực học của Hiếu vô cùng tốt, thời gian đầu khi chúng em còn chưa biết về hoàn cảnh khó khăn thì chúng em vẫn thường xuyên trêu đùa bạn là mọt sách.

=> Phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Bạn Hiếu, Hiếu, cậu, bạn, cậu bạn, cậu bé, cậu ấy, bạn học của em.


Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Mẫu số 6

        Thầy Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Ký đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Ký thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.

=> Phép thay thế từ ngữ để liên kết câu: Thầy Nguyễn Ngọc Ký, thầy, Thầy Nguyễn, thầy Ký. 

---------------------------------

Trên đây là một số bài viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 11/09/2021 - Cập nhật : 13/04/2023

Tham khảo các bài học khác