logo

Viết giao tử của các kiểu gen sau AaBb, aaBb, Aabb, AAbbDD

Câu trả lời chính xác nhất:

Giao tử của AaBb là: AB, Ab, aB, ab

Giao tử của aaBb là aB, ab

Giao tử của Aabb là Ab, ab

Giao tử của AAbbDD là AbD

Để hiểu rõ hơn cách viết giao tử của các kiểu gen, mời bạn đọc cùng Top lời giải theo dõi nội dung dưới đây nhé!


1. Giao tử là gì?

Giao tử là một loại tế bào có khả năng thực hiện việc thụ tinh, từ đó chúng cũng có khả năng để duy trì nòi giống. Có hai loại giao tử khác nhau đó là giao tử đực và giao tử cái. Để tạo thành hợp tử chỉ có thể được kết hợp từ các loại giao từ cùng loại nhưng khác giới. Đây là yếu tố không thể thiếu trong thụ tinh.

Một số đặc điểm của giao tử:

- Giao tử là bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), không bao gồm các cặp tương đồng. Từ đó mỗi nhiễm sắc thể chỉ có 1 nguồn gốc (nhận từ bố thì sẽ không nhận được từ mẹ và ngược lại).

- Khi có 2 giao tử đơn bội kết hợp với nhau trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Có thể minh hoạ hợp tử dưới dạng sơ đồ là: ♂n + ♀n = 2n (hợp tử).

- Giao tử là tế bào duy nhất có khả năng thụ tinh, và tạo ra cơ thể con. Tuy nhiên mỗi giao tử riêng biệt không thể tạo ra cơ thể con.

- Giao tử chính là kết quả của quá trình phát sinh giao tử. Trong quá trình đó bắt buộc phải trải qua giảm phân.

- Giao tử sẽ không thể tiến hành phân bào được nữa. Khi đã được tạo thành, giao tử không được dùng trong thụ tinh có thể sẽ tồn tại khá lâu, nhưng sẽ bị huỷ ở trong cơ thể chứa chúng.

- Trong hai loại: giao tử đực (♂) và giao tử cái (♀), thì giao tử cái có kích thước lớn hơn hẳn giao tử đực. Bởi vì giao tử cái phải dự trữ nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho hợp tử phát triển trong giai đoạn đầu khi chưa có nguồn dinh dưỡng bên ngoài.

- Nếu giao tử đực có thể tự chuyển động trong môi trường nước, người ta gọi là tinh trùng. Còn nếu không tự di chuyển được thì gọi là tinh tử. Do đó, giao tử đực của động vật gọi là tinh trùng, còn giao tử đực của hầu hết thực vật gọi là tinh tử. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài thực vật xuất hiện tinh trùng.

>>> Xem thêm: Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình


2. Thí nghiệm Menden

- Hạt màu vàng, vỏ trơn × Hạt màu xanh, vỏ nhăn.

- Thí nghiệm:

Viết giao tử của các kiểu gen sau AaBb, aaBb, Aabb, AAbbDD

- Phân tích kết quả thí nghiệm của Menden:

Kiểu hình F2

Số hạt

Tỉ lệ kiểu hình F2

Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2

Vàng, trơn 315 9/16 vàng/xanh = 3/1
Vàng, nhăn 101 3/16  
Xanh, trơn 108 3/16 (trơn )/(nhăn ) = 3/1
Xanh, nhăn 32 1/16  

 - Tỷ lệ của từng cặp tính trạng:

+ Vàng : Xanh ≈ 3 : 1 theo qui luật phân li của Menden thì tính trạng trội là vàng chiếm 3/4, tính trạng lặn là xanh chiếm 1/4.

+ Xanh : Nhăn ≈ 3 : 1 thì tính trạng trội là trơn chiếm 3/4, tính trạng lặn là nhăn chiếm 1/4.

- Nhận xét: Tỉ lệ các kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của từng tính trạng hợp thành nó.

+ Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn = 9/16

+ Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn = 3/16

+ Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn = 3/16

+ Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn = 1/16

- Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) (3 : 1) (tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng). Các tính trạng màu sắc và hình dạng quả phân li độc lập với nhau.

- Kết luận:

“Khi hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”.

>>> Xem thêm: Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là?


3. Biến dị tổ hợp

- Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:

+ Ở F2, ngoài các các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh nhăn.

+ Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợp.

- Biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.

- Ý nghĩa: làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).


4. Cách viết giao tử, tính số loại giao tử và tỷ lệ các giao tử

- Tính số loại giao tử: 

Kiểu gen dị hợp

 Số giao tử tạo ra

Giao tử

Aa 2 A, a
AaBb 4 AB, Ab, aB, ab
 N 2n  

- Cách viết giao tử: viết giao tử của từng kiểu gen rồi nhân các giao tử với nhau (có thể sử dụng sơ đồ cây)

Ví dụ 1: Viết giao tử của các cơ thể có kiểu gen sau:

-  Cơ thể bất kỳ: AaBb GP 4 giao tử: 

 (A : a) (B : b) = AB, Ab, aB, ab

- Cơ thể aaBBDdEe giảm phân

 (a) (B) (D : d) (E : e) = 1 x 1 x 2 x 2 = 4 giao tử: aBDE, aBDe, aBdE, aBde

- Cơ thể AaBbDd giảm phân

 (A : a) (B : b) (D : d) = 2 x 2 x 2 = 8 loại giao tử: ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd

- Xác định tỷ lệ giao tử:

Trong trường hợp phân li độc lập tỷ lệ giao tử bằng tích tỷ lệ của từng alen tạo nên giao tử đó.


5. Viết giao tử của các kiểu gen sau AaBb, aaBb, Aabb, AAbbDD

– Kiểu gen AaBb giảm phân cho 4 loại giao tử là: AB; Ab; aB; ab

– Kiểu gen aaBb giảm phân cho 2 loại giao tử là: 1/2aB; 1/2ab

– Kiểu gen Aabb giảm phân cho 2 loại giao tử là: 1/2Ab, 1/2ab

– Kiểu gen AAbbDD giảm phân cho 4 loại giao tử là:  Abd

------------------------

Như vậy, qua bài viết trên Top lời giải đã giải  cách viết giao tử của các kiểu gen sau AaBb, aaBb, Aabb, AAbbDD? Và cung cấp cho bạn một số kiến thức về giao tử và cách viết giao tử. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/07/2022 - Cập nhật : 21/07/2022