logo

Top 15 Viết đoạn văn về quyền trẻ em (Hay nhất)

icon_facebook

Tham khảo những bài viết Đoạn văn về quyền trẻ em hay nhất, sáng tạo giúp cho các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, khám phá góc nhìn mới, chinh phục điểm cao môn Văn. 


Đoạn văn về quyền trẻ em - Mẫu 1

Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Nhưng trong thực tế, hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp... Mỗi một phút trôi qua lại có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới, cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc.... Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin... mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống trong nỗi kinh hoàng khôn tả... Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn... Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người. Các quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm. Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ, yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.


Đoạn văn về quyền trẻ em - Mẫu 2

Ngoài những trẻ mồ côi ra thì đối với cuộc đời mỗi người, ai ai cũng sẽ có một gia đình. Những ít ai có thể hiểu được tầm quan trọng của gia đình là như thế nào và quyền trẻ em là yếu tố quan trọng ra sao. Thật vậy ! Trong tác phẩm ” Cuộc chia tay của những con búp bê ” đã nói lên những điều đáng thắc mắc ấy. Chúng ta luôn hiểu rõ về quyền của trẻ. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ, vui chơi giải trí, học tập, … Có quyền có những suy nghĩ hồn nhiên, mạch lạc nhưng tuy nhiên cũng có thể nghĩ theo hướng tiêu cực trầm trọng. Ngoài ra, nó cũng cần có được sự quan tâm từ các bậc cha mẹ. Chúng có quyền được nghĩ và hành động. Nhưng cha mẹ cũng nên nghĩ đến con cái nếu muốn làm việc gì đó. Vì những việc làm ấy có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt tinh thần của con trẻ.


Đoạn văn về quyền trẻ em - Mẫu 3

Viết đoạn văn về quyền trẻ em ngắn gọn, hay nhất (ảnh 2)

Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.


Đoạn văn về quyền trẻ em - Mẫu 4

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.Đến trường, được học tập và được yêu thương, tôn trọng là quyền của trẻ em. Trẻ em cần có các quyền ấy để có được một cuộc sống văn minh, lành mạnh, tránh xa cái xấu, tràn đầy những hạnh phúc , vui vẻ và yêu thương…Một cuộc sống đầy tình cảm nồng hậu, được chăm sóc nồng nàn, được sống giữa vòng tay yêu thương của mọi người…

Thế nhưng, cái gì cũng có mặt trái của nó.., nhiều trẻ em đang bị mất đi sự yêu thương, đang bị đe dọa đe dọa bởi nạn bạo hành trong trường học, nhà trường và ngay cả trong tổ ấm mến yêu…Bạn nghĩ sao? Còn tôi, tôi thực sự thương cho những số phận mong manh ấy, những đứa trẻ đáng yêu ấy, như những chiếc lá non nớt héo úa vì bị hành hạ bởi người cô độc ác… hay bị đánh bởi người cha say xỉn… Dạo một vòng quanh thành phố, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được hình ảnh những em bé thân hình gầy gò tay cầm vé số, thùng đánh giầy mời mọc khách qua đường, nhưng đâu ai biết được rằng đó chính là công việc hằng ngày mà những đứa trẻ ấy phải làm để tự nuôi sống bản thân mình. Tôi đã rất thương các em ấy luôn phải hứng chịu những ánh mắt ghẻ lạnh của nhiều người, bị chà đạp lên nhân phẩm, vì đơn giản chúng là những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ. Ngày ngày phải dậy sớm về khuya lo từng miếng ăn. Nhiều đứa trẻ cha me mất, nhà lại đông anh em phải luôn chay ngược chay xuôi mà cũng không lo đủ từng miếng ăn cho các em. Nhìn những hình ảnh ấy tôi càng thấy thương tâm, càng đau lòng, càng xúc động biết bao nhiêu.


Đoạn văn về quyền trẻ em - Mẫu 5

Bác Hồ của chúng ta từng nói: "Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan". Câu nói của Bác không chỉ khẳng định vai trò của trẻ em, đó là những mầm non, là tương lai của đất nước mà còn nhấn mạnh đến trách nhiệm bảo vệ, yêu thương, chăm sóc trẻ em của người lớn.

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện ở trẻ em, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã có những bộ luật quy định về quyền của trẻ em. Hiểu một cách đơn giản nhất, "quyền trẻ em" là những điều trẻ em được hưởng để được phát triển và lớn lên một cách lành mạnh, an toàn. Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, bởi vậy trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Trẻ em sẽ được quyền được sống, nuôi dưỡng và đáp ứng những nhu cầu cơ bản như: nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương, học tập.

Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bạo lực gia đình hay xâm hại đến thể chất và tinh thần. Để được phát triển toàn diện, trẻ em cần được học tập, vui chơi, tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Trong xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, giáo dục, trẻ em có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Tuy nhiên, đáng buồn thay vẫn có rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi, bị xâm hại, bóc lột sức lao động.

Để bảo vệ và tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em, mỗi chúng ta cần biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Cần biết lên án mạnh mẽ những hành vi xâm hại quyền của trẻ em để mang đến cho các em một cuộc sống tốt đẹp hơn.


Đoạn văn về quyền trẻ em - Mẫu 6

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – điều đó quả thật không sai. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề quyền trẻ em.

Quyền trẻ em cần phải hiểu là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và phát triển một cách lành mạnh. Những quyền lợi này sẽ được quy định cụ thể ở từng nước khác nhau. Đồng thời, trên thế giới cũng có một quy định chung do Liên Hợp Quốc ban hành: “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ Em” – ban hành những quy định chung nhất về quyền trẻ em. Mà khi đó các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Có thể kể đến những quyền cơ bản nhất của trẻ em được quy định ở đây đó là: Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới; Quyền có tên gọi và quốc tịch; Quyền về sức khỏe và y tế; Quyền được giáo dục và đào tạo Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển; Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp; Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình; Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại; Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn; Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật…

Trong những năm gần đây, trẻ em đã mắc vào các tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc… Có nhiều trẻ em ở các vùng miền xa xôi, hẻo lánh phải chịu đói, không được học hành. Hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu – nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn – thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Nhiều trẻ em còn bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt nhất là vấn đề xâm hại tình dục với trẻ em đang diễn ra ngày càng nhiều.

Những thức tế trên đặt ra cho con người câu hỏi cần làm gì để có thể thực hiện tốt những quyền lợi mà trẻ em đáng được hưởng. Có thể thấy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Cũng như những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em.

icon-date
Xuất bản : 10/12/2021 - Cập nhật : 24/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads