logo

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ. Đồng thời, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương: thùy mị, nết na, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung với chồng. Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Dưới đây là một số đoạn văn mẫu về chủ đề Viết đoạn văn trình bày luận điểm Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo do Toploigiai biên soạn. Mời bạn đọc tham khảo!


1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

a. Tác giả

- Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.

- Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16.

Sự nghiệp văn học

- Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền).

b. Tác phẩm

Xuất xứ

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “thiên cổ tùy bút” Truyền kì mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”.

Thể loại

Truyện truyền kì

Ý nghĩa nhan đề

- Truyền kỳ: thể loại văn viết bằng chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường. Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuốc sống và con người của đất nước mình.

- Mạn lục: ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền

- Chuyện người con gái Nam Xương:

+ Câu chuyện kể về người phụ nữ ở Nam Xương

+ Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Vũ Nương mà còn là câu chuyện chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm vũ nương là người con dâu hiếu thảo

Bố cục

Truyện gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu → như mẹ đẻ): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương; sự xa các vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương.

+ Phần 2 (Từ qua năm sau → đã qua rồi): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.

+ Phần 3 (còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giả oan.

Giá trị nội dung

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời lên án các lễ giáo phong kiến, các hủ tục hà khắc trong xã hội đương thời.

Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng → tạo nên tính bất ngờ, tăng thêm tính bi kịch.

- Xây dựng nhân vật (qua lời nói, hành động)

- Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ; yếu tố kỳ ảo.

>>> Tham khảo: So sánh cuộc đời của Vũ Nương và Thúy Kiều


2. Một số đoạn văn mẫu trình bày luận điểm Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo

Đoạn văn mẫu số 1:

Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Vũ Nương là con nhà nghèo, một phụ nữ bình dân. Người đã được giới thiệu trong truyện “ tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Còn chồng nàng, Trương Sinh, là một người đa nghi, con nhà giàu, ít học. Chính những tính nết này đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch.Nguyễn Dư đã tập trung khắc họa vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương trong các mối quan hệ với chông, với mẹ chồng và với bé Đản – đứa con yêu quý của nàng. Để làm nổi bật nàng, nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào các hoàn cảnh, tình huống đặc biệt. Nàng là một người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Khi mới lấy chồng, Vũ Nương cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép, nên cho dù Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng nghừa quá mức nhưng gia đình vẫn luôn êm ấm thuận hòa. Khi tiễn chồng đi lính, nàng không trông mong vinh hiển, chỉ cầu mong chồng được bình yên trở về: “ Chàng đi chuyến này … mang theo 2 chữ bình yên thế là đủ”. Nàng rất cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chông nàng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc. Nàng đã nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình – những lời nói ân tình đằm thắm này của nàng khi tiễn chồng đã làm cho người đọc xúc động. Khi Trương Sinh đi chiến trận, xa chồng, Vũ Nương càng tỏ rõ là người vợ thủy chung, yêu chông hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầu mùa – cảnh vui mùa xuân hay mây che hình núi – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh nỗi nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình. Tiết hạn đấy của Vũ Nương cũng được khẳng định lại trong câu nói với chồng: “ … cách biệt 3 năm, giữ trọn một tiết, tô son điểm phẩn, từng đã nguôi lòng…”. Nàng còn là 1 người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Trong lúc chồng đi vắng, nàng đã sinh con. Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm, nàng đã hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên đơn. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăn trối của mẹ chồng đã ghi nhận công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một người mẹ rất mực yêu thương con. Khi chồng đi lính, nàng đã sinh con một mình, dành hết tình yêu thương cho bé Đản. Nàng đã yêu con bằng cả phần người cha cộng lại. Nàng còn chỉ bóng của mình trên tường để dỗ con vì thương con thiếu vắng tình cha. Nàng là một người phụ nữ trọng nhân phẩm và nghĩa tình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói lên thân phận mình, nói đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ. Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhưng đó là giải pháp duy nhất của Vũ Nương. Lời than của nàng là 1 lời thề nguyện: “Xin thần sông chứng giám…” Hành động trầm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Đối với người phụ nữ bất hạnh ấy, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống. Vũ Nương còn là 1 người phụ nữ rất coi trọng tình nghĩa. Dù thương nhớ về quê hương song nàng quyết giữ lời hứa với Linh Phi.

Đoạn văn mẫu số 2:

Vũ Nương là một người con dâu vô cùng hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng chăm sóc bà rất chu đáo, nhất là khi bà ốm, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và láy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn. Với người ốm đau bệnh tật, chăm lo thuốc thang là việc làm quan trọng đầu tiên phải có. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã lo lắng thuốc thang hết sức mình chăm sóc mẹ chồng. Nàng cầu cúng mong cho mẹ chồng khỏi bệnh. Hành động lễ bái thần phật là hành động an ủi tâm linh cho mẹ chồng. Nàng dùng “lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, đó là lời của tình cảm chân thành, ân cần, động viên, an ủi người ốm. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã chăm sóc cả về mặt vật chất, tinh thần, tình cảm. Nàng thấu hiểu bệnh của mẹ chồng chủ yếu là do tâm bệnh, do thương nhớ và lo lắng cho con trai. Do đó cách chăm sóc của nàng chủ yếu hướng tới chăm sóc tinh thần cho bà cụ.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm vũ nương là người con dâu hiếu thảo

Đoạn văn mẫu số 3:

Khi Trương Sinh đi lính, để lại Vũ Nương ở nhà một mình  nuôi con, chăm sóc mẹ già khi bà bị ốm Vũ Nương chăm sóc mẹ hết mực, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong bà sớm khỏi bệnh. Nàng chăm sóc bà rất chu đáo, nhất là khi bà ốm, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, không khéo khuyên lơn. Với người ốm đau bệnh tật, chăm lo thuốc thang là việc làm quan trọng đầu tiên phải có. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã lo lắng thuốc thang hết sức mình chăm sóc mẹ chồng. Nàng cầu cúng mong cho mẹ chồng khỏi bệnh. Hành động lễ bái thần phật là hành động an ủi tâm linh cho mẹ chồng. Nàng dùng “lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, đó là lời của tình cảm chân thành, ân cần, động viên, an ủi người ốm. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã chăm sóc hết lòng mình. Đó là tấm lòng chân thành, xuất phát từ tận sâu trái tim của người con dâu hiếu thảo. Nàng thấu hiểu bệnh của mẹ chồng chủ yếu là do tâm bệnh, do thương nhớ và lo lắng cho con trai. Do đó cách chăm sóc của nàng chủ yếu hướng tới chăm sóc tinh thần cho bà cụ. Trước khi mất, lời trăng trối của mẹ chồng càng khắc sâu lòng hiếu thảo của nàng: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Qua đó  ta có thể thấy Vũ Nương là một người con vô cùng hiếu thảo. Ngày xưa mối quan hệ mẹ chồng làng dâu trong xã hội phong kiến thường  rất căng thẳng. Mẹ chồng thường  với nàng dâu thường có khoảng cách rất lớn. Ấy vậy mà Vũ Nương đã xóa nhòa ranh giới ấy.  Qua tất cả những hành động đó cho ta thấy Vũ Nương là người phụ nữ đáng trân trọng và hội tụ những vẻ đẹp của người phụ nữ.

------------------------------

Trên dây, Toploigiai đã đưa ra vài nét về tác giả, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và sưu tầm một số đoạn văn về chủ đề Viết đoạn văn trình bày luận điểm Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo. Chúng tôi hi vọng bài viết này giúp các bạn có nhiều kĩ năng viết đoạn văn hơn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022