logo

Viết đoạn văn theo lời của Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất xong Dế Choắt

Bài học đường đời đầu tiên được trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" xuất bản lần đầu năm 1941. Truyện kể về chàng Dế Mèn thanh niên cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng xốc nổi. Một lần nghịch dại, Dế Mèn trêu chị Cốc. Chị Cốc tưởng Choắt chêu mình nên đã mổ Choắt. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Sau đây, Toploigiai sẽ mang đến cho các bạn một số đoạn văn mẫu viết theo lời của Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất xong Dế Choắt.


1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên.

a. Tác giả

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)

O chuột (tập truyện ngắn, 1942)

Cỏ dại (hồi ký, 1944)

Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)

Tự truyện (1978)

Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)

Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)

Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)

Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

b. Tác phẩm

Xuất xứ: Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" xuất bản lần đầu năm 1941.

-Truyện 10 chương, thuộc thể loại Tiểu thuyết đồng thoại.

Kể tóm tắt

Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn.

>>> Tham khảo: Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?

Viết đoạn văn theo lời của Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất xong Dế Choắt.

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến "thiên hạ": Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn (Hình ảnh Dế Mèn)

- Phần 2: Còn lại: Mèn trêu chị Cốc dẫn đến bài học đường đời đầu tiên

Ngôi kể

Dế Mèn tự kể, ngôi thứ nhất

→ Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá

⇒ Làm cho chuyện trở lên thân mật, gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc.

Giá trị nội dung:

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

Giá trị nghệ thuật:

+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

+ Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

>>> Tham khảo: Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học của Dế bằng một đoạn văn (150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ


2. Một số đoạn văn mẫu theo lời của Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất xong Dế Choắt.

Đoạn văn mẫu số 1:

Tôi và Dế Choắt là hàng xóm của nhau, nhưng có lẽ đối với mọi người tôi là một người hàng xóm tồi. Bởi lẽ tôi khỏe mạnh cường trang hơn Choắt hay tôi cũng chẳng có lấy một tâm hồn đẹp. Tôi đã để cho cậu - người hàng xóm gầy gò, ốm yếu mà tôi luôn coi thường chẳng mấy quan tâm nay đã thay tôi nhận cái chết oan. Nếu tôi nghe lời cậu không bày trò trêu chọc chị Cốc thì đã đau đến nỗi. Tôi thông cảm với cậu làm cho cậu 1 cái hang thật vững trãi thì chuyện này đã không xảy ra. Tôi thấy có lỗi quá. Đứng trước nấm mộ của ccậu trong chiều mùa thu mà tôi muốn khóc quá, mặc kệ người đời bảo tôi yếu đuối hay nghu ngốc nhưng nước mắt tôi cứ tuôn theo nỗi buồn mất bạn. Tôi hận mình lắm. Choắt ơi hãy tha lỗi cho tôi nhé, Tôi hứa sẽ bỏ tính kiêu căng giúp đỡ bà con hàng xóm và sống thay phần của cậu. Hãy yên nghỉ nhé.

Viết đoạn văn theo lời của Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất xong Dế Choắt.

Đoạn văn mẫu số 2:

Dế Choắt ơi, cho tôi thành tâm xin lỗi anh thật nhiều. Tôi mong anh tha thứ cho sự dại dột, ngông cuồng nghĩ mình. Tôi ân hận lắm, tôi sẽ khắc ghi bài học đường đời đầu tiên đau đớn này. Tôi đã đánh mất một người bạn tốt như anh trong cuộc đời chỉ vì tôi kiêu căng, bồng bột. Từ nay, tôi xin hứa sẽ quyết tâm bỏ thói hung hăng, ngạo mạn, ích kỷ để sống có ích và ý nghĩa hơn.

Đoạn văn mẫu số 3:

Tôi thật sự rất hối hận. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi thường, dửng dưng nay vì tôi mà phải chết oan, chỉ vì thói hống hách, huênh hoang của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như vậy. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những hành động ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không bao giờ quên bài học này, bài học đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.

-----------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn đưa ra một số đoạn văn mẫu cho đề bài Viết đoạn văn theo lời của Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất xong Dế Choắt. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 30/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022