logo

Viết đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống?

Tôn trọng quan điểm của người khác là sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người. Trong bất cứ sự việc nào diễn ra trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết cách tôn trọng quan điểm của người khác. Để hiểu rõ hơn về cách viết đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống? Toplogiai mời bạn đọc tham khảo một số mẫu qua bài viết dưới đây


Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống – Mẫu 1

Cuộc sống của chúng ta có vô vàn sắc màu, mà mỗi sắc màu sẽ làm cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Trong đó sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác là vô cùng quan trọng. Trước tiên, tôn trọng chính là chúng ta đánh giá cao, và không có lời lẽ, hành động không vi phạm hay xúc phạm đến người khác. Còn quan điểm của mỗi người dựa vào suy nghĩ, cách đánh giá sự vật, sự việc của mỗi người. Nên sẽ không ai giống ai về quan điểm cả. Chúng ta có suy nghĩ cùng với cách đánh giá, các hệ giá trị của bản thân cũng rất khác nhau. Tôn trọn quan điểm của người khác cũng như tôn trọng người đó và đồng thời tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Đưa ra một vấn đề sự dụng điện thoại có người phê phán xã hội là một “thế hệ cúi đầu”, nhưng cũng có người cho rằng chiếc điện thoại di động là một bước đột phá, mang lại nhiều lợi ích cho con người. Mỗi quan điểm lại có một ý đúng và sai, ta phủ nhận hay khẳng định ý kiến nào. Hay chỉ trong một cuộc tranh luận mà chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống. Hãy là người thông minh khi biết tiếp thu những quan điểm tốt và loại bỏ những điểm xấu để cần ngày hoàn thiện bản thân hơn. Tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Xây dựng một xã hội văn minh thì nên biết tôn trọng quan điểm của người khác.

Viết đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống

>>> Xem thêm: Trình bày suy nghĩ của anh chị về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống?


Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống – Mẫu 2

Trong cuộc sống, việc có thái độ tôn trọng quan điểm của người khác là một thái độ sống mà ai cũng cần có. Thật vậy, trong mối quan hệ giữa người với người, việc tôn trọng quan điểm của người khác là việc sẽ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Thái độ tôn trọng quan điểm của người khác được thể hiện bằng việc chúng ta lắng nghe cẩn trọng và không hạ thấp hay phản bác hoàn toàn với ý kiến đó. Đầu tiên, việc tôn trọng ý kiến của người khác thì sẽ góp phần đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề chung đang mắc phải. Đối diện trước một vấn đề, có muôn vàn những quan điểm khác nhau, việc tôn trọng quan điểm của người khác thay vì phản biện gay gắt hay hạ thấp ý kiến thì việc tôn trọng sẽ góp phần đưa ra những giải pháp khác nhau cho vấn đề đó. Thứ hai, việc tôn trọng quan điểm của người khác sẽ giữ gìn mối quan hệ giữa bạn và người đó được tốt đẹp. Người đối diện sẽ cảm giác được tôn trọng thì họ sẽ tôn trọng lại chúng ta. Cứ như vậy, mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, việc lắng nghe và tôn trọng những quan điểm của mọi người xung quanh chính là một kỹ năng quan trọng mà ta cần có. Khi làm việc, mỗi cá nhân không thể nào tách rời bản thân ra khỏi tập thể nên việc lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề chung. Tóm lại, việc tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác chính là một kĩ năng cần thiết để có thể có được sự thuận lợi, tốt đẹp hơn trong công việc và cuộc sống.

>>> Xem thêm: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào?


Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống – Mẫu 3

Được sinh ra và lớn lên, chúng ta ai cũng mang trong mình một cái “tôi” cao ngất ngưởng, một cái tôi vừa phải sẽ giúp bạn biết bảo vệ bản thân, có chính kiến trong mọi việc. Tuy nhiên, nếu cái “tôi” đó vượt quá mức cho phép, bạn sẽ trở thành một con người, dễ bị đụng chạm đến lòng tự ái, đặc biệt sẽ trở nên bảo thủ, luôn coi mình là đúng, mọi cái nhìn và quan điểm của bản thân mới là chính xác nhất, còn lại những người khác đều là sai. Đó là một nhận định vô cùng nguy hiểm, để có thể phát triển và duy trì những mối quan hệ xung quanh bạn, sự tôn trọng quan điểm của người khác là vô cùng cần thiết.

Vậy như nào là quan điểm? Quan điểm là góc nhìn, lí lẽ, suy nghĩ của một người về một vấn đề, sự việc nào đó, và tất nhiên, thế giới 8 tỉ người này không thể chỉ có chung 1 suy nghĩ. Do ảnh hưởng của môi trường sống, nhận thức mà mỗi người lại mang 1 quan điểm khác nhau và có những vấn đề không phải lúc nào cũng có thể phân định rạch ròi đúng hay sai.

Ví dụ như chúng ta có cùng 1 con số, nhưng người đứng phía dưới thì nói đó là số 6, người đứng phía ngược lại thì nói là số 9. Theo bạn, ai là người đúng? ai là người sai? Tất nhiên là không có ai sai ở đây cả, chỉ là do góc nhìn nhận của họ khác nhau.

Nếu chúng ta luôn cho rằng mình đúng, người khác mới nói xong vấn đề bạn đã ngay lập tức phản đối, nói rằng người ta sai, thì dần dần, những người đó sẽ không bao giờ muốn nói ra quan điểm của họ với bạn nữa, bạn sẽ bị người ta ghét bỏ và xa lánh. Ngược lại, nếu bạn biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của họ, bạn sẽ được yêu quý và tôn trọng. Rõ ràng, biết cách tôn trọng ý kiến của người khác trong cuộc sống là rất quan trọng.

Viết đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống

Tuy nhiên, bạn phải phân biệt được “tôn trọng ý kiến của người khác” và “không có chính kiến bản thân” là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Tôn trọng nghĩa là bạn sẽ nhẹ nhành trình bày, đóng góp ý kiến cá nhân sau khi lắng nghe họ, để cả 2 đi đến 1 quyết định sáng suốt nhất. Còn nếu người đó nói chữ B là A, bạn cũng bảo đó là A mặc dù sai rành rành, thì bạn đã trở thành 1 con người không có chính kiến, không có tiếng nói. Và tất nhiên, người thiệt thòi vẫn sẽ là bạn.

Vậy nên, hãy học cách chia sẻ quan điểm cá nhân trong hòa nhã, biết cách tôn trọng và lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác, bạn sẽ có một cuộc sống vui vẻ và thoải mái với tất cả mọi người xung quanh.


Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống – Mẫu 4

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ trải qua biết bao nhiêu cuộc tranh luận và sẽ xuất hiện rất nhiều quan điểm và chúng ta luôn cho chúng ta là đúng và thiếu tôn trọng quan điểm người khác. Nhưng thực ra không hẳn như thế có thể quan điểm của họ đúng hoặc của ta sẽ đúng nhưng việc tôn trọng quan điểm người khác sẽ giúp chúng ta được mọi người tôn trọng lại những quan điểm của mình và ta cũng sẽ được họ yêu quý và tôn trọng hơn. Chúng ta thiếu tôn trọng quan điểm người khác và chúng ta thử đặt mình vào vai trò của họ thử xem, chúng ta sẽ thấy như thế nào ? Chính vì vậy, việc tôn trọng quan điểm người khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính bản thân mình. Vì vậy việc tôn tròn quan điểm người khác trong các vấn đề là rất quan trọng và thiết thực.


Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống – Mẫu 5

Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ. Vì tâm đắc với điều này mà tôi khá nể nhạc sỹ Quốc Trung khi mới đây, bình về phát ngôn gây sốc của Thanh Lam, Quốc Trung điềm đạm: “Với một cá nhân có thực tài và bản lĩnh luôn bình thản và đón nhận những ý kiến đánh giá khác nhau…”, và “Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần được rèn luyện về bản lĩnh và văn hóa ứng xử với những lời khen chê”.

Một nghệ sĩ cũng như một người trọng văn hóa ứng xử, hơn bất kỳ ai phải hiểu rõ điều đó. Nhìn sự việc một cách tích cực, hành động và phát ngôn của nhạc sỹ này cho thấy sự liêm chính trong học thuật vẫn được tôn trọng. So sánh trường hợp Quốc Trung với những trường hợp “bình luận, ném đá cho hả” cho thấy rõ hơn sự khác biệt mang tính văn hóa trong việc ứng xử với những bất đồng ý kiến…

Tôn trọng sự khác biệt bởi vậy, là biểu hiện của khoa học, văn hóa, lòng nhân ái và tính nhân đạo. Nhưng vì sự khác biệt chỉ là tính chất, không phải mục đích cho nên tôn trọng sự khác biệt đơn thuần chỉ là tôn trọng tính chất đa dạng, mà mục đích cuối cùng đều dành cho sự phát triển đi lên, hướng tới “chân lý, hoàn thiện và hoàn mỹ”.

Nhiều người trên khắp nước từng phê phán và muốn phải “trừng phạt” hai ca sỹ trẻ “đào ngũ” do không tham gia chương trình biểu diễn ở Lào mới đây. Họ lí giải rằng những người mang danh xưng nghệ sỹ lớn, giảng viên đại học mà bất chấp nhiệm vụ để chạy sô thì đó là một vết nhơ của nền nghệ thuật, và họ sẽ không còn uy tín để giảng dạy được. Mặc dù vậy, hai nghệ sỹ lại nhận được sự đồng cảm của nhiều đồng nghiệp. Họ đã xin lỗi mọi người về những “sai sót” không thể tha thứ đó. Có thể nói quyết định xin lỗi đó lại là một dấu hiệu tích cực cho nghệ thuật. “Khác biệt tiêu cực” ở họ đã được chính họ điều chỉnh tích cực.

Vậy là, điều quan trọng để thành công trong cuộc sống không hẳn là tài năng hay kinh nghiệm, mà chính là thái độ. Thái độ đúng ở đây là thái độ cầu thị và thái độ khiêm tốn. Người lớn có đức tính này sẽ truyền được được cho thế hệ con cháu, nhưng quan trọng hơn, họ biết tôn trọng sự khác biệt của chính con em mình, để có thể làm người bạn lớn của chúng. Đó là mối quan hệ vô giá.

Ngay từ nhỏ, nhiều trẻ đã bộc lộ những khác biệt về văn hóa so với cha mẹ. Các bậc phụ huynh sống và làm việc trong những cơ quan khác nhau, có những người bạn khác nhau và họ ít khi nghĩ rằng chính thái độ tôn trọng người khác ở họ lại có ảnh hưởng đến các con nhiều như vậy. Những hành động độ lượng và tôn trọng người khác của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày chính là một thông điệp hoàn hảo giúp con cái học được cách tôn trọng và đánh giá cao những khác biệt giữa mỗi người.

Viết đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác trong cuộc sống

Tôi hiểu rằng khuyên mình sống và ứng xử thế nào cho có văn hóa vốn không dễ. Diễn đàn này cần có sự vào cuộc của các nhà văn hóa, nhà văn hay giáo sư nổi tiếng. Nhưng nền giáo dục của chúng ta cũng cần bổ sung môn “văn hóa ứng xử” cho trẻ em để phù hợp với thời đại mới.

Một gia đình, một cá nhân có thể may mắn giàu có lên trong một năm hay dăm ba năm gì đó. Nhưng để biết cư xử có văn hóa, cần gấp nhiều nhiều lần thời gian như thế, với sự tu luyện, học hỏi, quan sát không ngừng. Tôn trọng sự khác biệt của mình, chắc chắn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi. 

icon-date
Xuất bản : 19/08/2022 - Cập nhật : 19/08/2022