logo

Viết đoạn văn ngắn về bà tú trong bài "Thương vợ"

Nhắc đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến không gian gia đình, ở đó người vợ có vai trò quan trọng trong việc thu vén và chăm lo sự nghiệp cho chồng. Bà Tú trong tác phẩm "Thương vợ" cũng không phải là ngoại lệ. Vậy bà Tú là ai? Hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương xuất hiện thế nào? Hãy cùng Toploigiai Viết đoạn văn ngắn về bà Tú trong bài "Thương vợ" trong bài viết dưới đây!


1. Bà Tú là ai?

Bà Tú có tên thật là Phạm Thị Mẫn, xuất thân từ gia đình dòng dõi nho gia, con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ. Bà nhẫn nại, cam chịu phận làm người vợ thảo hiền, tảo tần sớm hôm nuôi chồng, nuôi con, làm chỗ dựa tinh thần cho cuộc đời Tú Xương – Một trí thức không gặp thời, long đong, lận đận trên con đường sự nghiệp.

Có lẽ vì thế mà hình tượng người vợ trở thành đề tài quen thuộc trong thơ của Tú Xương. Những bài thơ của ông viết về đề tài người vợ thường mang nhiều âm điệu: có khi là lời thủ thỉ tâm tình, có khi chỉ là lời bông đùa hóm hỉnh, hoặc cũng có lúc là nỗi niềm chua chát, xót xa nhưng bao trùm tất cả các tác phẩm vẫn là thái độ trân trọng cảm thông, sự hàm ơn chân thành từ phía một người chồng trước sự hi sinh của một người vợ.

Nhắc đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến không gian gia đình, ở đó người vợ có vai trò quan trọng trong việc thu vén và chăm lo sự nghiệp cho chồng. Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào buổi Tây Tàu nhốn nháo, không còn đâu cái cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”, bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời phiền tạp, dạt theo cuộc bươn chải với đổi chác, bán mua ở mom sông để “nuôi đủ 5 con với 1 chồng”.

>>> Tham khảo: Đặc điểm, phẩm chất bà Tú trong bài Thương vợ


2. Viết đoạn văn ngắn về bà Tú trong bài "Thương vợ"

Bài thơ Thương vợ của Tú Xương đã khắc họa chân thực chân dung người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh bà Tú hiện lên trong muôn vàn vất vả, hi sinh. Sự khó nhọc của bà được thể hiện qua công việc với bao hiểm nguy. Một mình bà Tú nhọc nhằn nuôi chồng, nuôi con. Chỉ với một từ nuôi đủ, ta phần nào hiểu được bà đã phải gồng mình trong công việc mưu sinh kia để có thể trụ vững căn nhà. Người phụ nữ muôn phần khổ sở khi người chồng- ngỡ tưởng chỗ dựa vững chắc lại không thể ở bên giúp đỡ, mà ngược lại còn trở thành gánh nặng cho bà. Hình ảnh thân cò đã giúp ta có hình dung về nỗi nhọc nhằn của bà trong cuộc sống. Nhưng chính trong số phận vất vả ấy ta càng thêm hiểu được hi sinh của bà, hi sinh vì chồng con, vì hạnh phúc gia đình. Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam với số phận éo le nhưng luôn sáng ngời phẩm hạnh tốt đẹp.


3. Bà Tú xuất hiện trong "Thương vợ" như thế nào?

Với những tình cảm chân thành, mộc mạc, Tú Xương đã khắc họa lại hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” một cách rất chân thực và giàu cảm xúc.

Bà vừa là một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh, vừa là một người mẹ giàu lòng yêu thương. Mọi khó khăn, khổ cực trên cuộc đời này chẳng là gì so với người phụ nữ can đảm, chịu thương chịu khó ấy.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Hình ảnh một người phụ nữ tảo tần, vất vả ở mom sông – nơi ẩn chứa rất nhiều mối hiểm nguy, thậm chí có thể mất mạng bất cứ lúc nào – đã gợi lên bao cảm xúc cho người đọc. Trong thời buổi khó khăn, kiếm được đồng tiền rất cực khổ, nuôi được thân mình thôi đã là vất vả lắm rồi. Vậy mà bà Tú của Tế Xương còn phải “Nuôi đủ năm con với một chồng”. “Đủ” không những đủ ăn mà còn đủ mặc, dù không dư giả hay cao sang nhưng cũng không thiếu thứ gì. Mặt khác, hai vế của câu thơ “năm con với một chồng” giống như một chiếc đòn gánh vô hình nhưng rất dài đang đè nặng lên đôi vai gầy của người phụ nữ đáng thương. Nhưng bà không hề than vãn hay kêu ca nửa lời. Bà cam chịu, hi sinh bằng tất cả tấm lòng nhân ái và yêu thương của mình.

viết đoạn văn ngắn về bà tú trong bài thương vợ

Nhà thơ đã vận dụng văn học dân gian lại vừa có những sáng tạo độc đáo từ đó. Với việc dùng từ “thân cò”, tác giả đã thể hiện danh phận khiêm nhường vừa làm nổi rõ hơn số kiếp lận đận của bà Tú. Nói về cấu trúc cú pháp của câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ nhằm nhấn mạnh, gia tăng tính chất âm thầm, nhọc nhằn trong công việc của bà Tú. Nếu như hình ảnh “đò đông” thể hiện tính chất bấp bênh trong cuộc mưu sinh của bà thì từ láy “eo sèo” đã diễn tả sinh động sự ồn ào, nhốn nháo, phức tạp, nhục nhằn trong công việc hàng ngày mà bà Tú phải chịu đựng.

Không chỉ tần tảo, lam làm, chịu thương, chịu khó, mà hình ảnh bà Tú trong tác phẩm “Thương vợ” của Tú Xương còn thể hiện một con người với bổn phận vị tha, lấy hi sinh làm hạnh phúc và lẽ sống của đời mình.

Nhà thơ đã vận dụng văn học dân gian lại vừa có những sáng tạo độc đáo từ đó. Với việc dùng từ “thân cò”, tác giả đã thể hiện danh phận khiêm nhường vừa làm nổi rõ hơn số kiếp lận đận của bà Tú. Nói về cấu trúc cú pháp của câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ nhằm nhấn mạnh, gia tăng tính chất âm thầm, nhọc nhằn trong công việc của bà Tú. Nếu như hình ảnh “đò đông” thể hiện tính chất bấp bênh trong cuộc mưu sinh của bà thì từ láy “eo sèo” đã diễn tả sinh động sự ồn ào, nhốn nháo, phức tạp, nhục nhằn trong công việc hàng ngày mà bà Tú phải chịu đựng.

>>> Tham khảo: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú

----------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu Viết đoạn văn ngắn về bà Tú trong bài "Thương vợ". Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 10/10/2022