logo

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng lũ lụt

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng lũ lụt

Bài làm


Bài mẫu 1

Một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay chính là hiện tượng lũ lụt đang hoành hành mạnh bạo ở miền Trung nước ta và gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần một tháng nay, nước dâng cao ở nhiều tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình,… ngập đến tận mái nhà. Nhiều nhà cửa ở các vùng trũng thấp bị cuốn trôi. Động vật và hoa màu bị tàn phá nặng nề và trôi theo dòng lũ không còn lại gì, nhiều lương thực tích trữ cũng bị hư hại. Người dân mất hết tài sản, rơi vào hoàn cảnh khốn cùng phải ngồi trên nóc nhà đợi người đến cứu trợ. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và mười ba cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của: nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ. Chính vì vậy, người dân cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng lũ lụt ngắn gọn, hay nhất

Bài mẫu 2

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽ dùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".


Bài mẫu 3

Những ngày qua, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Xót xa khúc ruột miền Trung “oằn” mình trong gian khó, không phân biệt giàu nghèo, vùng miền, nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ bà con vùng lũ. Những hành động mang ý nghĩa nhân văn của các cá nhân, tổ chức này đã và đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng và nhanh chóng trở thành làn sóng lan tỏa tấm lòng nhân ái, rộng khắp trong toàn xã hội.

Thiên tai, bão lũ là hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Mỗi năm, có đến hàng chục cơn bão đổ bộ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Những người dân cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả làm lụng, nhưng lúc này, thành quả như mất trắng chỉ vì lũ quét qua. Số người thiệt mạng thương tâm, những mái nhà nhấp nhô; hoa màu, vật nuôi, thủy sản ngập chìm trong biển nước... là những hình ảnh khiến nhiều người xót xa. Xuất phát từ tình nghĩa đồng bào “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, đã khơi dậy thiện tâm trong mỗi người Việt đã và đang sẵn sàng hướng về miền Trung, cùng bà con vượt qua hậu quả của bão lũ.

Hàng loạt những hành động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của các cá nhân, tổ chức, tập thể, doanh nghiệp nêu trên cùng rất nhiều tấm lòng nhân ái khác đang trở thành làn sóng lan truyền rộng khắp cả nước.

Những hành động không chỉ góp phần sẻ chia mà còn tiếp thêm động lực, sức mạnh để người dân nơi miền Trung ruột thịt khắc phục khó khăn, vượt qua bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.


Bài mẫu 4

Lũ lụt miền Trung- một vấn đề mà nhân dân không ngừng quan tâm. Đó chính là một vấn nạn , một cơn đại hồng thủy và là một sự thức tỉnh cho con cháu mai sau - cần phải phòng chống lũ lụt.Hiện nay, trên báo chí đăng lên từng ngày, từng giờ ; hoặc trong những bản tin thời sự ; hoặc ngoài biển khơi. Vậy tại sao miền Trung lại chịu tác động bởi sự lũ lụt nặng nề? Vì thật chất, miền Trung (từ Tây Nguyên lên Vinh) là những nhô đất cao, gần đồi núi ; đồng thời , do nạn phá rừng đã làm giảm đi hàng trăm hecta đất của người dân nên khiến cho tình trạng sạt lở đất kèm theo lũ lụt kéo dài. Vì thế, cơn lũ lụt mới lớn như vậy. Năm nay, lũ lại chồng lũ nên tạo thành những cơn bão lớn, thiên tai chồng lên thiên tai nên thành đại nạn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của đồng bào miền Nam và Bắc thì tin chắc rằng, miền Trung sẽ hết lũ trong một ngày nào đó và sẽ trở về một cuộc sống bình yên!


Bài mẫu 5

Lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới. Thiệt hại mà nó gây ra không chỉ là tài sản mà còn con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, đặc biệt là miền trung Việt Nam. Hàng năm có khoảng 10-15 trận lụt xảy ra tại Việt Nam. Lý do chính là mưa lớn với lượng mưa trung bình hàng năm cao. Ảnh hưởng của gió mùa cũng là một lý do khiến Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hơn nữa, bên cạnh biển, thủy triều gây lũ lụt ở nhiều vùng có hệ thống thoát nước kém. Thêm vào đó, sự nóng lên của Trái Đất dẫn tới sự gia tăng mực nước biển và nạn phá rừng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Lũ lụt phá hủy đất đai, ruộng lúa, nhà cửa, làm hư hại các cơ sở vật chất vùng trung lưu. Mọi người mất nhà và thậm chí cả mạng sống do lũ lụt. Mặc dù Chính phủ và nhân dân cả nước luôn hỗ trợ, đồng hành với nhân dân chịu ảnh hưởng của thiên tai nhưng phải mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại cuộc sống đời thường, và lũ sẽ lại xảy ra. Năm nay, với sáng chế nhà phao, rất nhiều hộ dân đã an toàn vượt qua lũ, đây chắc chắn là một dự án cần triển khai và phát triển ở nước ta. Tôi hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có một giải pháp hiệu quả hơn và người dân địa phương ở khu vực miền Trung sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.


Bài mẫu 6

Ta biết đến Miền Trung -mảnh đất không được ông trời ưu ái, luôn phải hứng chịu những trận bão lụt mưa lớn. Mới gần đây, miền Trung lại một lần nữa phải gánh chịu cơn lũ ập đến, biết bao người chết, nhà cửa trôi hết, gia đình li tán. Thương miền trung sông nước biết bao! Từ đây gợi cho em rất nhiều suy nghĩ về những việc mình nên làm để giúp miền Trung lũ lụt. Với những người đang gặp khó khăn thì đối với họ “một miếng khi đói cũng bằng một gói khi no”, vậy nên chúng ta chỉ cần góp một bộ quần áo, góp một quyển sách, góp một thùng mì thì đối với họ cũng là rất quý rồi. Và điều làm em tự hào ở người VN ta hiện nay là vượt trên cả sự mong đợi có rất nhiều tập đoàn lớn, nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện. . đã vận động, tuyên truyền giúp đỡ rất nhiều cho người Miền trung, tiêu biểu là CÔ TIÊN góp hơn 100 tỉ để giúp đỡ người miền Trung. Hành động và nghĩa cử của họ mới đẹp mới ý nghĩa làm sao. Những anh dân công, những chị tình nguyện viên, những bà, những ông, những bác không quản mệt mỏi khó khấn lênh đênh hàng tháng trời trên thuyền để cứu tế dân miền Trung càng làm trái tim em thêm cháy bỏng tình yêu đất nước. Em mong đất nước ta mãi mãi có những tấm lòng đẹp, chân thành như vậy. Em mong miền Trung sẽ có một ngày không phải hứng chịu trận lũ lụt đau thương nhau hôm nay nữa.


Bài mẫu 7

Miền Trung nước ta bị ảnh hưởng nặng nề khi một loạt trận bão đổ bộ liên tiếp. Nhưng sau bão chĩnh là lũ lụt. Nước dâng cao không ngừng, hàng trăm ngàn hộ dân bị ngập trong nước. Hoa màu vật nuôi bị lũ cuốn mất trắng. Mặc dù các hoạt động cứu hộ đã bắt đầu nhưng không tình hình năm nay lại không giống như mọi năm. Lũ dâng cao quá. Có những hình ảnh được truyền tải trên mạng, đó là hình ảnh được chụp từ trên cao, một số khu vực miền Trung như ngập trong biển nước. Tài sản mất cả rồi! Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và ba mươi năm cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ. Chính vì vậy, Chính phủ và người dân cả nước chung tay, góp sức giúp đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả sau lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống nhanh nhất có thể. Chúng ta cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 14/08/2021 - Cập nhật : 14/08/2021