logo

Viết đoạn văn khoảng 150 - 200 chữ tóm tắt văn bản Xem người ta kìa

Xem người ta kìa! là câu chuyện bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan. Cùng Toploigiai tham khảo một số mẫu viết đoạn văn khoảng 150 – 200 chữ tóm tắt văn bản Xem người ta kìa! trong nội dung dưới đây nhé


Mẫu số 1

Người Việt Nam chúng ta nổi tiếng với truyền thống đoàn kết, yêu quê hương, ngàn năm chống giặt ngoại xâm. Tính cách thân thiện, hiếu khách, uống nước nhớ nguồn. Nhưng có một điều nằm trong tính cách, thói quen của số nhiều các bậc phụ huynh Việt Nam đó là thói hay so sánh, so sánh người này với người khác, thứ này với thứ kia… Qua đó tác gải Lạc Thanh đã sáng tác văn bản “Xem người ta kìa!” nhằm phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề so sánh con cái của mình với con cái người khác. Nhan đề văn bản “Xam người ta kìa!” cũng là một câu nói cửa miệng của nhiều phụ huynh với ý nghĩa là đang so sánh con mình với con người khác, một câu nói tưởng chừng như bình thường đôi lại vô tình làm ảnh hưởng đến trái tim lòng tự trọng của con trẻ, làm cho con mất đi nét riêng của mình. Lạc Thanh đã đưa vào bài câu chuyện không phải là hư vô, xa lạ mà lấy chính câu chuyện của mẹ và mình, cùng lời kể qua hai luận điểm. Luận điểm thứ nhất, tác giả nói rằng mong muốn của mẹ là muốn con mình được thành công như người khác. Giải thích câu nói “Xem người ta kìa!” của mẹ là Muốn con bằng “người khác”, không thua kém, không làm xấu mặt gia đình, không để ai phải phàn nàn, kêu ca. Là mong muốn của tất cả các người mẹ trên đời. Luận điểm thứ hai, tác giải đã nói lên tiếng lòng là mong muốn sống đúng với con người thật của mình. Mỗi người đều khác nhau, thế giới là muôn màu, muôn vẻ. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Đưa ra khẳng định của bản thân: Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần đáng quý trong mỗi con người. Trong phần kết thúc, tác giả đã tạo nên một sự đối thoại đặc biệt khi kết thúc bằng câu hỏi để bạn đọc suy ngẫm về ý kiến mà tác giả đưa ra.

>>> Xem thêm: Viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề Ai cũng có cái riêng của mình


Mẫu số 2

Trong văn bản Xem người ta kìa!, tác giả Lạc Thanh đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề so sánh con cái của mình với con cái người khác. Xem người ta kìa! là câu nói cửa miệng của nhiều phụ huynh nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến con trẻ và vô tình khiến con trẻ mất đi nét riêng của mình. Tác giả đã vào đề một cách đặc biệt, thu hút người đọc: vào đề bằng lời kể về câu chuyện của mẹ với mình. Với luận điểm thứ nhất, tác giả giải thích đây là mong muốn của các bà mẹ đối với con cái với hi vọng con được thành công như người khác, “người khác” ở đây chính là những người hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Trong luận điểm thứ hai, tác giả đã khẳng định mỗi người đều khác nhau và có những thế mạnh riêng biệt, không ai giống ai cả và điều đó làm nên một xã hội đa dạng, nhiều màu sắc. Trong phần kết thúc, tác giả đã tạo nên một sự đối thoại đặc biệt khi kết thúc bằng câu hỏi để bạn đọc suy ngẫm về ý kiến mà tác giả đưa ra. Qua tắc phẩm, tác giả cũng muốn gửi gẫm đến mọi người là, đừng sống một cuộc sống phải phụ thuộc vào người khác để phát triển, hãy tìm kiếm còn người thật của bạn, sống đúng với con người thật ấy, luôn giữ vững cái tôi và cái riêng của mình. Đừng để bản thân bạn bị đại trà trong một xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay.

>>> Xem thêm: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người


Mẫu số 3

Nhân vật tôi trong văn bản “Xem người ta kìa!” luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu nói như: “xem người ta kìa!”, “có ai như thế không!”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, bằng bạn, bằng bè, không làm xấu mặt gia đình là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Và trong thực tế cũng có nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn hiểu rằng, thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hóa nhập ấy cũng cần có lối đi riêng, hòa nhập đúng cách chứ không hóa tan. Mỗi người cần tôn trọng sự khác biệt, có như vậy xã hội mới ngày càng phong phú và nhiều màu sắc. Chúng ta hãy sống đừng trở thành bản sao của ai hết, đừng cố gắng phải giống người này người kia, vì chính chúng ta là bản sao hoàn hảo nhất của chính mình. Tác giả cũng muốn nhắn nhủ rằng, các bậc phụ huynh hãy ngừng so sánh con mình với những lời nói như vậy. mà hãy giúp con được phát triền, được tìm thấy co người thật, khám phá đam mê thật sự càng sớm càng tốt. Như vậy, sẽ giúp ích rất nhiều không chỉ cho bản thân của trẻ mà còn giúp ích cho tương lai của đất nước, của xã hội tận dụng được nhiều người tài năng.

-----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã sưu tầm một số bài văn mẫu về chủ đề viết đoạn văn khoảng 150 – 200 chữ tóm tắt văn bản Xem người ta kìa! Qua những bài văn ở trên, chúng tôi hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm ý tưởng, và hoàn thành những bài văn thật hay. Hãy theo dõi chúng tôi để học thêm nhiều kiến thức bổ thức khác nhé. 

icon-date
Xuất bản : 15/08/2022 - Cập nhật : 15/08/2022