logo

Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tam giác có 3 cạnh a, b, c được nhập từ bàn phím

Hướng dẫn “Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tam giác có 3 cạnh a, b, c được nhập từ bàn phím” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Cách viết phương trình Pascal là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Viết chương trình (Pascal): tính chu vi và diện tích hình tam giác có 3 cạnh a,b,c (được nhập từ bàn phím)

uses crt;

var a,b,c:longint; p:real;

begin

clrscr;

   write(‘a,b,c: ‘);readln(a,b,c);

   p:=(a+b+c)/2;

   writeln(‘Chu vi: ‘,p*2:0:2);

   writeln(‘Dien tich: ‘,sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)):0:2);

readln;

end.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Cách viết phương trình Pascal nhé


Kiến thức tham khảo về Cách viết phương trình Pascal


I. Ngôn ngữ lập trình là gì? 

Ngôn ngữ lập trình theo định nghĩa chính là dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa theo một hệ thống với những quy tắc riêng. Khi đó, người lập trình có thể mô tả các chương trình làm việc dành cho thiết bị điện tử mà đồng thời con người cũng như các thiết bị đó đều hiểu được.


II. Các thành phần trong ngôn ngữ lập trình Pascal

Các ký hiệu sử dụng trong Pascal

Bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào cũng được xây dựng từ một số hữu hạn các ký hiệu. Trong ngôn ngữ Pascal được xây dựng từ các ký hiệu:

Begin, end, var, while, do, {, }, ;, …

Và các kí tự a, b, c, d, …, A, B, C, D, …, 1, 2, 3, 4, …

Ngôn ngữ Pascal không dùng các ký hiệu của bộ chữ Hy Lạp.

Để xây dựng thành chương trình, các ký hiệu phảI tuân theo những quy ước về ngữ pháp và ngữ nghĩa quy định của Pascal.

a) Danh hiệu (identifiler)

Trong Pascal, để đặt tên cho các biến, hằng, kiểu, chương trình con, ta dùng danh hiệu (indentifiler). Danh hiệu trong Pascal quy định bắt đầu phảI là một chữ cái, sau đó có thể là chữ cái, chữ số hau là dấu gạch dướI “_”.

Ví dụ:

Tam
X
PT_bac_1
Delta
Z200

Ví dụ: các biến sau không phảI là danh hiệu

2bien
n!
Bien x

Trong Pascal danh hiệu không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

Ví dụ: y vớI Y là một. Thanh_Da và THANH_dA là một.

Chú ý: Chúng ta không nên đặt danh hiệu trùng vớI danh hiệu của ngôn ngữ và nên dùng danh hiệu có tính gợI nhớ để dễ viết và kiểm tra chương trình, người đọc cũng cảm thấy dễ hiểu.

Ví dụ: Write, Writeln, read, readln, sqrt, integer, real …

b) Từ khoá (key word)

Trong ngôn ngữ có những từ được dành riêng như là những phần tử tạo nên ngôn ngữ. Do đó chúng ta không được đặt những danh hiệu trùng với những từ dành riêng này. Người ta thường gọi những từ này là từ khoá (key word).

Ví dụ: Program, begin, end, while, do, procedure, function, type, var …

Từ dành riêng này cũng không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

c) Khoảng trắng, dấu chấm phẩy, dấu móc, dấu nháy đơn, toán tử, toán hạng.

- Khoảng trắng “ “: Dùng để cách biệt 2 từ trong chuỗi.

- Dấu chấm phẩy “;”: Dùng sau tên chương trình, sau các câu lệnh. 

- Dấu móc “{ }”: Trong Pascal những gì đặt trong hai dấu móc sẽ là phần ghi chú.

- Dấu nháy đơn “’”: Dùng để bao một chuỗi.

- Toán tử: Đặt giữa hai toán hạng. Ví dụ: x+2, y=8, 7>3, x<7, z>=y … vậy +, =, >, <, <= là các toán tử, còn hai bên sẽ là các toán hạng.


III. Cấu trúc chương trình gồm: 

- Tên chương trình.

- Sử dụng lệnh.

- Kiểu khai báo.

- Khai báo liên tục.

- Khai báo biến.

- Khai báo hàm.

- Khai báo thủ tục.

- Khối chương trình chính.

- Báo cáo và biểu thức trong mỗi khối.

Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tam giác có 3 cạnh a, b, c được nhập từ bàn phím

Khai báo biến

Khai báo biến được hiểu là khai báo các biến sử dụng trong chương trình. Cách khai báo biến như sau: 

Var <tên các biến>: <kiểu dữ liệu>;

Trong đó: 

+ Tên các biến là tên các biến được đặt tùy ý theo người lập trình (thường được đặt ngắn gọn, dễ nhớ và dễ sử dụng). Nếu có các biến có cùng kiểu dữ liệu thì có thể khai báo cùng nhau và được ngăn cách bởi dấu phẩy. Ví dụ: Var a,b: integer;

+ Kiểu dữ liệu là các loại dữ liệu được máy định sẵn. Ví dụ: integer là kiểu số nguyên, real là kiểu số thực, string là kiểu chữ,….


IV. Những cấu trúc trong chương trình pascal lớp 11

Cấu trúc rẽ nhánh

Cấu trúc rẽ nhánh có dạng: 

– Dạng thiếu: If <điều kiện> then (đã được học ở lớp 8)

– Dạng đủ If <điều kiện> then else

Ở dạng đủ câu lệnh được hiểu như sau: Nếu <điều kiện> đúng thì được thực hiện, ngược lại thì được thực hiện.

Ví dụ: Nếu x <= 200 thì số tiền phải trả là x*300 đồng. Nếu không thì số tiền phải trả là x*280 đồng

Đưa vào ngôn ngữ pascal là: 

If x<=200 then 

Writeln (‘So tien phai tra la ’, x*300, ‘dong’)

else 

Writeln (‘So tien phai tra la ’, x*280, ‘dong’);

Cấu trúc lặp

Trong cấu trúc lặp có 2 dạng: 

  • Lặp dạng tiến: 

For := to do ;

Ví dụ: 

For i:=1 to 5 do writeln(‘i= ’,i);

Ta được kết quả như sau: 

Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tam giác có 3 cạnh a, b, c được nhập từ bàn phím (ảnh 2)
  • Dạng lặp lùi

For := to do ;

For i:=10 downto 1 do if sqrt(i)>2 then s:=s+i;

Ta được kết quả như sau:

Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tam giác có 3 cạnh a, b, c được nhập từ bàn phím (ảnh 3)
icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022