logo

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nhân vật trong đoạn trích truyện “Cô áo lụa hồng” của tác giả Thạch Lam

Thạch Lam là một trong những nhà văn viết truyện theo hướng hiện thực thành công nhất. Tuy nhiên, trong số những tác phẩm của ông vẫn có các tác phẩm chứa tình yêu đẹp đẽ. Mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu cuộc sống ấy thông qua bài viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nhân vật trong đoạn trích truyện “Cô áo lụa hồng” của tác giả Thạch Lam.


Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nhân vật trong đoạn trích truyện “Cô áo lụa hồng” của tác giả Thạch Lam: Mẫu số 1

    Cô áo lụa hồng là một truyện ngắn của Thạch Lam nói về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của đôi trẻ giữa đất Hà Thành. Những nhân vật trong truyện đều được Thạch Lam xây dựng vô cùng xuất sắc.

    Câu chuyện nói  về lần gặp gỡ của chàng thanh niên trẻ tên Hiệp và một cô gái là Lan. Hiệp thích ra đường vào khi sáng sớm để ngắm các cô gái Hà Thành, cảm nhận được sự tươi trẻ và thời thượng của các cô khi mua son phấn. Khi đó, anh gặp Lan và đã thương cô từ cái nhìn đầu tiên. Để làm quen, anh không ngại nói dối và từ lời nói dối đã xây nên một mối quan hệ gần gũi hơn. Thực chất, khi kết thúc câu chuyện ta mới biết cả hai nhân vật trong đây đều nói dối. Tuy nhiên, lời nói dối thân thiện đó lại là một yếu tố thúc đẩy cả hai đến gần nhau hơn. 

    Anh Hiệp là một người có suy nghĩ tân tiến, là một người luôn hướng về cái đẹp. Tuy nhiên, khi đối diện với người con gái xinh đẹp đó, anh thực sự ngại ngùng và không dám bắt chuyện. Đến khi mối quan hệ thân thiết hơn, anh đã lựa chọn nói thật cho cô gái mình thương biết. Đây chính là một loại bản lĩnh không phải ai cũng sở hữu, cũng có được. Anh đối diện với sai lầm của mình, nhưng may mắn thay lại có được cái kết tuyệt đẹp.

    Trong khi đó, cô Lan là một người phụ nữ Hà Thành với cái nhìn tiến bộ. Cô xinh đẹp, có khí chất và còn vô cùng tinh tế. Khi thấy người con trai đang chần chừ, cô đã bắt chuyện và tạo nên một tình huống không thực tế. Tuy nhiên lời nói dối của cô cũng như anh Hiệp, là một thứ quan trọng giúp hai người gần hơn. Đến cuối cùng, cô cũng đã thừa nhận lời nói dối khi xưa. 

    Không giống như những truyện hiện thực đau lòng khác, Cô áo lụa hồng của Thạch Lam đơn giản chỉ là tình yêu trong sáng của đôi trai gái tại Hà Thành.

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nhân vật trong đoạn trích truyện “Cô áo lụa hồng” của tác giả Thạch Lam

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nhân vật trong đoạn trích truyện “Cô áo lụa hồng” của tác giả Thạch Lam: Mẫu số 2

    Người đọc thường biết đến Thạch Lam với tác phẩm nổi tiếng như Hai đứa trẻ, tuy nhiên ít ai biết Cô áo lụa hồng của ông lại có những cảm xúc nhẹ nhàng đến vậy. Nhân vật và nội dung truyện được ông xây dựng vô cùng đặc sắc.

    Câu chuyện có nội dung không quá dài, viết về một anh thanh niên tên Hiệp và cô gái trẻ xinh đẹp tên Lan. Hai người đã có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa đất Hà thành rộng lớn, để rồi từ lời nói dối “chân thành”, cả hai được xích lại gần nhau hơn. Sau khi đọc xong câu chuyện, người đọc cũng phải ngạc nhiên và cảm thán, may rằng lời nói dối đó đã giúp họ có cơ duyên tương ngộ. 

    Hiệp là một chàng trai còn độc thân, có sở thích thức dậy sớm để ngắm các cô gái Hà Thành đằm thắm và thời thượng đi chọn son mua phấn. Những tưởng người như anh sẽ có phần vồn vã, sỗ sàng nhưng ngược lại. Khi chính thức bắt chuyện với người con gái mình thương, anh lại tỏ ra ngại ngùng và hồi hộp. Anh bị cô gái dẫn dắt trong cuộc nói chuyện, nhưng không thể phủ nhận sự khao khát về tình yêu trong lời nói của anh. 

    Còn cô Lan, cô là một người con gái Hà Nội với nét đẹp khiến người khác yêu thích. Không chỉ vậy, cô còn có tư tưởng tiến bộ thoát ly khỏi xã hội khi đã dũng cảm bắt chuyện. Thấy anh chàng có vẻ bối rối, cô đã mở lời để phá tan bầu không khí và tạo cơ hội cho hai người có thể gặp lại. Cả hai đều có trong mình lòng dũng cảm tiến tới tình yêu, hy vọng và khát khao về một tình yêu đẹp đẽ.

    Với lối dẫn truyện đầy nhẹ nhàng, hai nhân vật trong câu chuyện khiến cho người đọc tấm tác về một tình yêu đẹp. Thạch Lam đã khiến Cô áo lụa hồng trở thành truyện ngắn mang đầy ý nghĩa.

-----------------------------------

Trên đây là một số bài viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nhân vật trong đoạn trích truyện “Cô áo lụa hồng” của tác giả Thạch Lam. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 23/03/2023 - Cập nhật : 30/06/2023