logo

Viết bài văn (500 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ Quê Hương

“Quê hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã mang cho chúng ta những hình ảnh thân thương của làng quê Việt Nam, gợi nhớ cho chúng ta những kỷ niệm thuở còn thơ ấu. Để rõ hơn tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình nói chung và từ đó cũng giúp các độc giả bày tỏ lòng yêu quê hương nói riêng, Toploigiai mang tới cho các bạn bài văn mẫu về chủ đề Viết bài văn (500 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ Quê Hương, mời các bạn tham khảo.


1. Dàn ý Viết bài văn (500 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ Quê Hương

a. Mở bài:

Nói về ý nghĩa của hai từ Quê hương. Từ đó là khởi nguồn cảm hứng cảm nhận về quê hương của đoạn thơ

b. Thân bài:

- Cảm nhận quê hương qua những hình ảnh được gợi nhắc đến trong đoạn thơ

- Quê hương là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng hoa thơm trái ngọt, nuôi dưỡng một đời người khôn lớn.

- Là con đường đi học, con đường vẽ lên sự tri thức, trưởng thành, tìm hiểu về thế giới bao la….

- Là con diều chắp cánh lên ước mơ, vẽ lên tiếng cười hồn nhiên của những đứa trẻ, là ký ức tuổi thơ tươi đẹp của mỗi đứa trẻ.

- Là con đò - một hình ảnh gần gũi, quen thuộc, đưa đón con người đi lại, đưa đi tìm vùng đất mới để kiếm kế sinh nhai. Một hình ảnh bùi ngùi, xúc động của mỗi người con xa quê luôn chạnh lòng khi nhắc đến vì nhớ quê hương

- Là hình ảnh mẹ cùng nón lá, cầu tre, hương đồng cỏ nội. hình ảnh thiêng liêng nhất của quê hương hiện lên trước mắt, người mẹ luôn luôn là hình ảnh vĩ đại, bao la đi sâu vào nhiều bài ca dao, thơ, các làn điệu dân ca - khiến cho những người con khi xa quê rung rung nước mắt khi nhớ đến.

c. Kết bài:

Giá trị của toàn đoạn văn và nỗi niềm của tác giả.


2. Viết bài văn (500 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ Quê Hương

Viết bài văn (500 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ Quê Hương

Quê hương - mảnh đất khai sinh ra một cuộc đời của  một con người, mỗi con người đều có nơi chôn nhau  cắt rốn, là nơi cất tiếng khóc trào đời của mỗi một đứa trẻ. Mảnh đất nuôi dưỡng con người trưởng thành, nơi có tiếng mẹ hát à ơi sớm tối, nơi mảnh đất màu mỡ có hoa thơm trái ngọt nuôi chúng ta lớn khôn. Quê hương cũng là nơi có mồ mả tổ tiên, ông bà bao đời yên nghỉ. Và tất cả những điều đó đều đã được thể hiện một cách chân thực và dạt dào cảm xúc ở bài thơ quê hương dưới ngòi bút tức cảnh thành thơ của Đỗ Trung Quân.

Ông hẳn yêu quê hương tha thiết và nồng nàn cháy bỏng thì mới có thể đặt ngòi bút viết ra những câu thơ thắm thiết, cảm động đến cháy bỏng và đi sâu vào lòng người đến vậy. Mỗi câu thơ mà tác giả viết ra khiến cho những độc giả cảm nhận quê hương như đang hiện diện ngay trước mắt, là tuổi thơ chơi đùa mà không mảy may suy nghĩ đến cuộc sống xô bồ của hiện tại, sự hồn nhiên, vô lo vô nghĩ. Mỗi câu thơ đều vẽ lên một khung cảnh thân thương, quê hương là chum khế ngọt - là một trong những hình ảnh gần gũi của mỗi đứa trẻ, gợi về ký ức tuổi thơ cùng chúng bạn trèo lên cây hái trái ngọt để ăn. Quê hương là đường đi học, con đường vẽ lên sự tri thức, vẽ lên một tương lai sáng lạn của mỗi người, vẽ lên sự khát vọng xây dựng nước nhà vững mạnh, an lạc. Quê hương là cánh diều, là niềm vui của mỗi đứa trẻ, là nơi cánh đồng bao la bát ngát, hương lúa bao quanh để những đứa trẻ chạy nhảy tung tăng thả lên những niềm vui, ước mơ, sự mệt mỏi sau một ngày học tập và phụ giúp cha mẹ việc đồng áng. Quê hương là con đò nhỏ, là con thuyền- một hình ảnh giản dị mà đỗi thân thương gần gũi của  làng quê Việt Nam, một người bạn tri kỷ đưa con người qua sông để đi làm ăn, để đi học, để tìm vùng đất mới kiếm kế sinh nhai. Hình ảnh êm đềm, nhẹ nhành nhưng cũng khiến con người khi nhắc đến có chút bùi ngùi xót xa, những con người xa quê để tha phương cầu thực, nhớ quê hương đến thắm thiết, muốn một ngày trở về cố hương. Hình ảnh con thuyền khua nước cũng hiện lên để nhằm nhắc nhở rằng, quê hương là chốn đi về- là hình ảnh người mẹ hiền vỗ về đứa con của mình, dù có đi đâu, làm gì thì vẫn nhớ về quê hương. Hình ảnh người mẹ hiện lên trong cầu trẻ nhỏ, chiếc nón lá- những đặc trưng của người mẹ Việt Nam, quê hương Việt Nam anh hùng, hiện lên thiêng liêng, ngọt ngào nhưng cũng gợi lên sự yêu thương của quê hương, có người mẹ của ta đang hiện diện một thời hi sinh tuổi xuân để nuôi ta khôn lớn thành người, quê hương cũng vậy đấy, thay đổi từng ngày từng phút để nuôi dưỡng tâm hồn con người lớn lên, quê hương mộc mạc có hương đồng cỏ nội thật giản dị nhưng làm lòng người xót xa đến lạ, đó là hình ảnh của ký ức hiện diện lên và cũng chỉ xuất hiện một lần trong một khoảng thời gian duy nhất của mỗi đời người….

Quê hương hiện hữu qua từng lời thơ câu chữ của nhà thơ, qua đó thể hiện lòng khao khát cháy bỏng thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của chính tác giả nói riêng và toàn bộ con người Việt Nam nói chung.

Trên đây, Toploigiai đã mang lại cho các bạn bài văn mẫu về chủ đề Viết bài văn (500 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ Quê Hương. Hi vọng với bài văn mẫu này sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 04/11/2022 - Cập nhật : 04/09/2023