Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, cùng với sự thất bại mình mà nước Đức đã phải chấp nhận bị chia thành 4 vùng chiếm đóng do các nước thuộc phe Đồng minh cai quản. Phần phía Đông nước Đức thuộc về Liên Xô còn phần phía Tây thì thuộc về Anh, Pháp và Mỹ. Thủ đô Berlin cũng bị chia thành bốn khu vực tương tự nước Đức. Việc phân chia nước Đức sau chiến tranh gây nên hậu quả gì? Thông tin chi tiết sẽ được Toploigiai chia sẻ tới bạn ngay trong phần dưới đây
Câu hỏi: Việc phân chia nước Đức sau chiến tranh gây nên hậu quả gì
A. Tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Cộng hòa Liên Bang Đức.
B. Làm nước Đức bị phân chia thành hai quốc gia với hai chế độ xã hội khác nhau.
C. Là cơ hội để các nước Tây Âu biến Cộng hòa Liên Bang Đức thành lực lượng xung kích để tấn công Liên Xô
D. Làm chia rẽ vấn đề thống nhất dân tộc giữa các nước đồng minh của Liên Xô
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. làm nước Đức bị phân chia thành hai quốc gia với hai chế độ xã hội khác nhau.
Việc phân chia nước Đức sau chiến tranh gây nên hậu quả làm nước Đức bị phân chia thành hai quốc gia với hai chế độ xã hội khác nhau.
Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án B
Số phận của Đức bị chia cắt sau hội nghị Pôtxđam 1945 - đây là cuộc họp cuối cùng trong thời kì Chiến tranh thế giới II (1939 - 45) từ 17.7 đến 2.8.1945 tại Pôtxđam (Potsdam, Đức), hội nghị nhằm giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng nhất sau khi các nước Đồng minh chiến thắng phát xít Đức ở Châu Âu.
Tại hội nghị này, vấn đề cấp bách nhất là số phận thời hậu chiến của nước Đức. Liên Xô muốn một nước Đức thống nhất, nhưng họ cũng khăng khăng rằng Đức phải hoàn toàn giải giới. Truman, cùng với số lượng ngày càng tăng các quan chức Hoa Kỳ, đã có những nghi ngờ sâu sắc về ý định của Liên Xô tại châu Âu. Quân đội Liên Xô đông đảo đã chiếm đóng phần lớn Đông Âu. Một nước Đức mạnh mẽ có thể là trở ngại duy nhất trên con đường thống trị của Liên Xô trên toàn châu Âu. Cuối cùng, nhóm đã đồng ý chia nước Đức thành ba khu vực chiếm đóng (một khu vực cho mỗi quốc gia) và trì hoãn các cuộc thảo luận về việc thống nhất nước Đức cho đến một thời điểm sau này.
Chính vì vậy, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, cùng với sự thất bại mình mà nước Đức đã phải chấp nhận bị chia thành 4 vùng chiếm đóng do các nước thuộc phe Đồng minh cai quản. Phần phía Đông nước Đức thuộc về Liên Xô còn phần phía Tây thì thuộc về Anh, Pháp và Mỹ. Thủ đô Berlin cũng bị chia thành bốn khu vực tương tự nước Đức.
Chính vì sự chia cắt này mà cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông và Tây Đức cũng bắt đầu. Năm 1948, cuộc phong tỏa Tây Berlin của Liên bang Xô viết nhằm buộc các nước đồng minh khác rút lui khỏi thành phố. Tuy nhiên Mỹ và đồng minh đã tiếp viện từ trên không để phá hủy kế hoạch của Liên Xô. Vì vậy, Liên Xô đã dừng phong tỏa vào năm 1949.
Đến năm 1949, với sự giúp đỡ của Mĩ, Anh, tháng 9 - 1949 Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập, sau đó Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng dân chủ Đông Đức thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Đây chính là tác động của cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô khiến cho nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước theo hai thể chế chính trị khác nhau. Việc phân chia nước Đức sau chiến tranh gây nên hậu quả làm nước Đức bị phân chia thành hai quốc gia với hai chế độ xã hội khác nhau.
Trong suốt thời gian chia cắt đất nước, Đông Đức và Tây Đức đã có sự chênh lệch rất lớn về mọi mặt. Sự thua kém của Đông Đức so với Tây Đức không chỉ thể hiện ở tiềm lực kinh tế mà còn ở chất lượng cuộc sống.
Về kinh tế:
GDP trên đầu người ở Tây Đức là 37.000 euro, trong khi đó GDP trên đầu người ở Đông Đức chỉ bằng 67% của Tây Đức, rơi vào khoảng 26.000 euro.
Mức lương trung bình của người dân ở Tây Đức là 3700 euro/tháng, còn ở Đông Đức con số này là 2800 euro/tháng, chỉ bằng 3/4 so với Tây Đức.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Đức chỉ là 5,9%, còn ở Đông Đức lên đến 9,7%.
Về xã hội:
Cuộc sống ở Tây Đức năng động, thoải mái hơn cũng như mối quan hệ với người nước ngoài rất tốt. Tuy nhiên ở Đông Đức người ta cảm thấy e ngại hơn với người nước ngoài. Đặc biệt họ có suy nghĩ đối xử khắt khe hơn người Tây Đức.
Người dân ở Đông Đức thường nhớ thương về thời kỳ cộng hòa dân chủ bình đẳng trước đây. Khi đó mọi người được học hành miễn phí và ai cũng có việc làm. Trong khi đó, một số người dân ở Tây Đức lại có thái độ không thiện cảm với người Đông Đức vì cho rằng mình phải gánh trách nhiệm kinh tế cho những người anh em phía Đông.
Tuy chính phủ Đức đã đưa ra nhiều biện pháp ưu tiên phát triển Đông Đức nhưng sự khác biệt này vẫn còn rất rõ ràng vào ngày nay.
>>> Tham khảo: Tại sao Đức kí hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?