logo

Vì sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng?

icon_facebook

Câu hỏi: Vì sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng?

Lời giải:

- Cày bừa đất giúp đất tơi xốp và thoáng khí, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình hô hấp, phát triển ở thực vật.

* Con đường hô hấp ở thực vật

Vì sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng?

Phân giải kỵ khí

Được hiểu là quá trình đường phân và lên men, xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm trong nước, cây ở trong môi trường thiếu oxy. Con đường này diễn ra ở tế bào chất, gồm hai quá trình như sau:

- Đường phân: Quá trình phân giải glucozo thành axit piruvic và 2 ATP.

- Lên men: Axit piruvic lên men tạo thành rượu etylic, CO2 hoặc tạo thành axit lactic.

Phân giải hiếu khí

Con đường này còn được gọi là quá trình đường phân và hô hấp hiếu khí, diễn ra trong mạch các mô hoặc cơ quan đang hoạt động sinh lý mạnh, chẳng hạn như khi hoa đang nở, hạt đang nảy mầm,… Hô hấp hiếu khí xảy ra trong chất nền của ti thể, gồm hai quá trình như sau:

- Chu trình Crep: Khi có oxi, axit piruvic từ tế bào chất tiến vào ti thể, axit piruvic chuyển hóa trong chu trình Crep và bị oxi hóa hoàn toàn.

- Chuỗi chuyền electron: Hidro tách ra từ axit piruvic ở chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi, tại đây tạo ra nước và giải phóng năng lượng ATP. Trong đó, từ 2 phân tử axit piruvic, quá trình hô hấp giải phóng ra 6CO2, 6H2O và 36 ATP.

Kết thúc con đường phân giải hiếu khí, kết qua cho thấy từ 1 phân tử glucozo giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.

Hô hấp sáng

Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxy và giải phóng CO2 ra ngoài sáng, quá trình này xảy ra đồng thời với quang hợp. 

Để quá trình này có thể diễn ra, một điều kiện cần tuân thủ là cường độ quang hợp phải cao, O2 được tích lũy nhiều, CO2 ở lục lạp cạn kiệt (cao gấp 10 lần CO2). Tuy hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp nhưng lại hình thành một số axit amin cho cây như glixerin, serin.

* Thực vật có thở không?

Vâng, giống như động vật và con người, thực vật cũng thở.

Thực vật đòi hỏi oxy để hô hấp, quá trình này sẽ thải ra carbon dioxide. Không giống như con người và động vật, thực vật không có bất kỳ cấu trúc chuyên biệt nào để trao đổi khí, tuy nhiên, chúng sở hữu khí khổng (có trong lá) và các màng (có trong thân) tham gia tích cực vào quá trình trao đổi khí. Lá, thân và rễ cây hô hấp với tốc độ thấp so với người và động vật.

Thở khác với hô hấp. Cả động vật và con người đều thở, là một bước liên quan đến quá trình hô hấp. Thực vật tham gia vào quá trình hô hấp trong suốt cuộc đời của chúng vì  tế bào thực vật cần năng lượng để tồn tại, tuy nhiên, thực vật lại thở khác, thông qua một quá trình được gọi là Hô hấp tế bào.

Trong quá trình hô hấp tế bào này, thực vật tạo ra các phân tử glucose thông qua quá trình quang hợp bằng cách thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời và chuyển nó thành glucose. Một số thí nghiệm trực tiếp chứng minh sự hô hấp của thực vật. Tất cả các thực vật đều hô hấp để cung cấp năng lượng cho các tế bào của chúng hoạt động hoặc sống.

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 23/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads