logo

Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh?

Trắc nghiệm: Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh?

A. Do tập quán sản xuất

B. Do có mùa đông lạnh kéo dài

C. Do sự ưa thích của người dân

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Do mùa đông lạnh kéo dài

Đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh vì mùa đông lạnh kéo dài

Giải thích:

- Ở đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông kéo dài 3-4 tháng, nhiệt độ xuống rất thấp tạo điều kiện trồng các loại rau xứ lạnh.

- Nguồn thực phẩm của người dân thêm phong phú, mang lại giá trị kinh tế cao.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về đồng bằng Bắc Bộ nhé!


1. Đồng bằng Bắc Bộ

- Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 8 tỉnh và 12 thành phố thuộc tỉnh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (1.064 người/km2, dân số là 22 triệu người). 

- Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích 21.259,6 km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước.

Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh?

2. Đồng bằng Bắc bộ là đồng bằng lớn nhất miền Bắc

- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác có đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển.

- Đồng bằng Bắc Bộ được phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

- Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta.

- Đồng bằng rộng 15000 km2 với địa hình bằng phẳng và đang ngày càng mờ rộng ra biển.


3. Đồng bằng Bắc bộ là vựa lúa lớn thứ hai thế giới

- Đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước nhờ:

+ Đất phù sa màu mỡ.

+ Nguồn nước tưới tiêu dồi dào.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước.

+ Ngoài lúa gạo, người dân nơi đây còn trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi súc vật, đánh bắt nuôi cá, tôm.

- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi gia cầm vào loại nhiều nhất nước ta.

  • Nguyên nhân:

+ Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào từ các con sông lớn nhỏ, địa hình đồng bằng thuận lợi cho trồng lúa nước.

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.


4. Đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ

- Địa hình: Đồng bằng Bắc Bộ tương đối bằng phẳng và đang tiếp tục được mở rộng ra biển.

- Sông ngòi: Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều sông. Sông vào mùa hạ thường có nhiều nước, nước sông dâng lên gây ngập ở đồng bằng. Sông có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ.

- Hệ thống đê: Được đắp ở hai bên bờ sông nhằm ngăn nước lũ lụt vào mùa mưa (mùa hạ). Hệ thống đê dài tới hàng nghìn km.

- Ngoài ra, người dân còn đào nhiều kênh, mương để tưới tiêu nước cho đồng ruộng (do không được bồi tụ hằng năm, nhiều vùng đất trũng).

Tóm lại: 

Đồng bằng sông Hồng (Đồng bằng Bắc Bộ) là đồng bằng châu thổ, được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, đã được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đối mạnh. Đồng bằng rộng khoảng 15 nghìn km2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trùng ngập nước ; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 11/05/2022