logo

Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Câu hỏi: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Trả lời:

Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố:

– Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).

– Lượng bay hơi nước.

– Nhiệt độ môi trường không khí.

– Lượng mưa.

– Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).

– Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

=>Độ muối của biển và đại dương khác nhau.

[LỜI GIẢI CHUẨN] Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về độ muối, nguồn gốc của muối và độ muối ở một số biển và đại dương trên thế giới nhé! 


1.Độ muối là gì ?

Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước. Trong hải dương học, người ta sử dụng độ muối (salinity) để đặc trưng cho độ khoáng của nước biển, nó được hiểu như tổng lượng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng rắn hòa tan có trong 1 kg nước biển. Vì tổng nồng độ các ion chính (11 ion, bao gồm: Na+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl-, SO42-, HCO3-, CO32-, NO2-, NO3-) chiếm tới 99,99% tổng lượng các chất khoáng hoà tan nên có thể coi độ muối nước biển chính bằng giá trị này. Điều đó cũng có nghĩa là đối với nước biển khơi, độ muối có thể được tính toán thông qua nồng độ của một ion chính bất kỳ.

Độ mặn là lượng muối hòa tan trong nước (xem độ mặn của đất). Thường được đo bằng: g(muối)/kg(nước biển)

Độ mặn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định nhiều khía cạnh của hóa học của nước tự nhiên và các quá trình sinh học bên trong nó, và là một biến trạng thái nhiệt động lực, cùng với nhiệt độ và áp suất, chi phối các đặc tính vật lý như mật độ và khả năng nhiệt của nước.

Đường cùng độ mặn được gọi là đường đẳng mặn (isohaline - hoặc đôi khi là isahale).

Độ mặn là một trong những yếu tố nghiêm trọng nhất làm hạn chế năng suất cây trồng nông nghiệp, có ảnh hưởng xấu đến sự nảy mầm, sức sống thực vật và năng suất cây trồng. Mặn hóa ảnh hưởng đến nhiều khu vực thủy lợi chủ yếu là do việc sử dụng nước lợ. Trên khắp thế giới, hơn 45 triệu ha đất bị tưới đã bị hư hại do muối và 1,5 triệu ha được đưa ra sản xuất mỗi năm do mức độ mặn cao trong đất. Độ mặn cao ảnh hưởng đến thực vật bằng nhiều cách: stress nước, nhiễm độc ion, rối loạn dinh dưỡng, stress oxy hóa, thay đổi quá trình trao đổi chất, xáo trộn màng tế bào, giảm sự phân chia và mở rộng tế bào, độc tính di truyền.


2. Nguồn gốc của muối

Nguồn gốc của muối một phần xuất phát từ miệng núi lửa hoặc đá trên đáy biển. Tuy nhiên, phần lớn muối có nguồn gốc trên đất liền. Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta xem xét chu trình của nước trong tự nhiên.

Nước ngọt từ những cơn mưa không ở dạng tinh khiết 100%. Nó hòa tan CO2 (một chất có tính axit nhẹ) trong khí quyển trên đường rơi xuống mặt đất. Sau đó, nước mưa chảy trên mặt đất để tiếp cận với đường thoát nước trong khu vực. Tính axit của nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển. Khoảng 90% các ion này là natri hoặc clo. Hai loại ion này kết hợp với nhau tạo thành muối.

Nước ngọt chảy tới đại dương bị bốc hơi, tạo thành những đám mây. Tuy nhiên, natri, clo và nhiều ion khác vẫn ở lại. Chúng tích lũy theo thời gian, hình thành nên vị mặn đặc trưng của nước biển. Miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương tiếp tục bổ sung thêm nhiều khoáng chất hòa tan (bao gồm cả natri và clo) đóng góp vào độ mặn tự nhiên của biển.

Lượng muối tích tụ ở các dòng sông rất nhỏ, ít hơn 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Độ mặn của nước biển cũng khác nhau trên khắp Trái Đất. Ở vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng được băng tan hòa loãng. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao làm nước bốc hơi mạnh, khiến nước biển mặn hơn.


3. Nước biển mặn đến mức nào?

Theo ước tính của các nhà hóa học, có hơn 50 triệu tỷ tấn chất hòa tan trong các đại dương trên Trái Đất. Nếu có thể tách muối trong nước biển ra và mang lên mặt đất và trải đều khắp các lục địa, nó sẽ tạo ra một lớp dày tới 152m, tương đương với một tòa nhà 40 tầng hiện nay.

Trong 28 lít nước biển có chứa khoảng 1kg muối, theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.

Tuy nhiên, độ mặn của nước biển có sự thay đổi ở các khu vực khác nhau trên Trái Đất, nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ bay hơi, lượng mua, mức độ băng tan, lượng nước chảy từ sông suối, tuyết rơi, gió, chuyển động của sóng vào các dòng hải lưu.


4. Độ mặn của một số biển và đại dương trên thế giới

Vùng biển có độ mặn nhất thuộc về biển Đỏ và khu vực vịnh Ba Tư, 2 khu vực có tốc độ bay hơi của nước biển cao nhất, với 40 o/oo, đơn vị phần nghìn (o/oo) để đo lường về độ mặn.

So sánh giữa các đại dương lớn với nhau, đại dương có mức độ mặn của nước biển lớn nhất là Đại Tây Dương với độ mặn trung bình vào khoảng 37,9 o/oo. Tại Bắc Đại Tây Dương biển Sargasso là khu vực có độ mặn lớn nhất do nhiệt độ ở khu vực này khá cao và nằm xa đất liền nên không nhận được nguồn nước ngọt từ sông suối.

Nước biển có độ mặn thấp nhất thuốc về khu vực biển Bắc cực và Nam cực, 2 khu vực có nhiệt độ thấp, có mưa liên tục và băng tan chảy.

Những vịnh nhỏ ven biển như biển Baltic (độ mặn từ 5 đến 15 o/oo), biển Đen (độ mặn dưới 20 o/oo)... có độ mặn thấp hơn so với mức trung bình bởi được bổ sung nguồn nước ngọt mới khối lượng vài tỷ tấn mỗi ngày.

Độ mặn của những vùng biển dọc theo miền duyên hải của các quốc gia cũng thay đổi theo vị trí địa lý và thời gian trong năm.

Nhìn chung, độ mặn trung bình của nước biển trên toàn Trái Đất là khoảng 35 o/oo. Đây là kết quả do nhà khoa học William Dittmar ước tính hồi năm 1884, sau khi phân tích 77 mẫu nước biển tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 21/11/2021