Câu hỏi: Vì sao cồn diệt được vi khuẩn?
Trả lời:
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho vi khuẩn chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cồn nhé
Là một chất không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, khi cháy không có khói và xuất hiện ngọn lửa có màu xanh da trời.
- Tỷ trọng: 0.8 g/cm3
- Hóa rắn ở -114.15 độ C
- Điểm sôi: 78.39 độ C
- Tan vô hạn trong nước và tan tronng một số hợp chất hữu cơ khác
C2H6O hay C2H5OH. Một công thức thay thế khác là CH3-CH2-OH
- Định nghĩa: Độ cồn chính là số đo chỉ hàm lượng cồn (etanol) tính theo phần trăm thể tích có trong dung dịch cụ thể
- Cách tính độ cồn: Nó được xác định bằng tính số mililit etanol nguyên chất có trong 100 mililit dung dịch ở 20oC. Dựa vào chỉ số này người ta có thể đưa ra các nhận định hay đánh giá chính xác, phù hợp nhất. Ngày nay với công nghệ hiện đại, bạn có thể dễ dàng xác định độ cồn bằng các máy móc, thiết bị đo tiên tiến.
Ví dụ: Khi tính trực tiếp nồng độ cồn của rượu mà không dùng máy đo cho kết quả ngay
Áp dụng công thức:
Trong đó:
Đr: Độ rượu
Vr: Thể tích rượu etylic (đvt: ml)2020-11-17
Vhh: Thể tích hỗn hợp rượu và nước (đvt: ml)
Từ công thức trên ta có thể tính được rượu 35 độ có nghĩa trong 100ml hỗn hợp rượu và nước thì có 35ml rượu và 65ml nước ở mức độ tương đối.
Xác định nồng độ cồn trong máu (xác định nồng độ rượu bia có trong máu – Blood Alcohol Concentration) lại được tính toán dựa trên giới tính, cân nặng, độ rượu và lượng rượu/bia uống vào,.. với điều kiện tính trong quãng thời gian sau khi uống rượu/bia 30-70 phút. Cách tính này chỉ mang tính chất tương đối bởi còn ảnh hưởng từ các yếu tố không định lượng khác như thể trạng sức khỏe tổng thể và trong hoàn cảnh uống.
- Được sử dụng trộn lẫn với xăng để tạo ra xăng E5, E10,… và nhiều tỉ lệ khác.
- Được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp.
- Được sử dụng như là một dung môi dùng trong ngành công nghiệp in ấn, sơn, điện tử, dệt may, pha hương liệu công nghiệp,..
- Là thành phần quan trọng trong công nghiệp và sử dụng để sản xuất một số hợp chất hữu cơ khác như: ethyl halogenua, ethyl ester, diethyl ether, acid acetic, ethylamin ,…
Sử dụng làm chất tẩy rửa sơn mực, dầu mỡ nhà bếp, nhiên liệu đốt …
Những người sản xuất rượu điều có những hiểu biết về các loại đường thường xuất hiện trong rượu và được chia thành hai loại như sau:
- Đường dễ lên men là loại đường men ăn rất dễ và biến thành rượu có thể có nguồn gốc từ tự nhiên như đường từ trái cây nhất là trong nho.
- Đường khó lên men là loại đường có cấu trúc hóa học phức tạp hơn, khó có thể ăn men hơn, trong những loại bia thành phần đường này thường đóng vai trò đáng kể làm tăng thêm vị ngọt cho bia và trọng lượng của bia.
- Trọng lượng riêng dùng để đo nồng độ bia chúng ta so sánh với nước, bằng cách đo nồng độ đường vào đầu quá trình lên men và một lần nữa vào ở cuối quá trình lên men để tinh toán lượng đường đã được chuyển thành rượu và do đó hàm lượng cồn của bia.
- Trọng lực ban đầu là thước đo mật độ của bia rượu được lấy trước khi lên men bắt đầu, khi mức đường ở mức cao nhất.
- Trọng số cuối cùng dùng để đo lượng mật độ của bia sau khi lên men hoàn tất, khi mức đường ở mức độ thấp nhất.