logo

Vì sao cần phải có tính dân chủ và kỉ luật?

Câu hỏi: Vì sao cần phải có tính dân chủ và kỉ luật?

Trả lời: 

- Dân chủ là mọi người được biết, được tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện và giám sát công việc chung của tập thể và xã hội.

- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hoạt động để đạt hiệu quả, chất lượng công việc vì mục tiêu chung.

Mỗi chúng ta phải thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật vì:

- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

- Tạo cơ hội để mọi người phát triển.

- Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động và tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tính dân chủ và kỉ luật nhé:


1. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện: Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật


2. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được pháp luật bảo đảm

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Những vấn đề mà cương lĩnh đặt ra đã và đang được hiện thực hóa trong cuộc sống, ngày càng thể hiện rõ nét hơn trên con đường xây dựng đất nước.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn được đặt ra trong cương lĩnh của Đảng, được khẳng định trong Hiến pháp. Nó thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Nội dung trọng tâm, xuyên suốt của tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền là không ai được đứng trên pháp luật, không ai được đứng trên Hiến pháp. Mọi người  tuân thủ hiến pháp, pháp luật, sự bình đẳng trong bảo vệ nhân quyền được bảo đảm, quyền lực nhà nước có phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực.

Vì sao cần phải có tính dân chủ và kỉ luật?

3. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.


4. Dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?

Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần:

- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người;

- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển;

- Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.


5. Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

- Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật;

- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;

- Tham gia phát biểu xây dựng bài;

- Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp;

- Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

icon-date
Xuất bản : 08/03/2022 - Cập nhật : 22/04/2024