logo

Ví dụ về sự nhiễm điện tiếp xúc

Câu trả lời chính xác nhất:

Ví dụ về sự nhiễm điện tiếp xúc là: Thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện âm, thì các electron tự do trong thanh kim loại bị đẩy ra xa quả cầu. Đầu thanh kim loại xa quả cầu thừa electron nên nhiễm điện âm. Đầu thanh kim loại gần quả cầu thiếu electron nên nhiễm điện dương.

Cùng Toploigiai tìm hiểu lý thuyết về sự nhiễm điện để hiểu rõ câu hỏi trên hơn nhé!


1. Tìm hiểu về thuyết electron

a. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện

Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương.

Electron có điện tích qe=−1,6.10−19C, có khối lượng me=9,1.10−31kg. 

Prôtôn có điện tích qp=+1,6.10−19C, có khối lượng mp=1,67.10−27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn.

Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên độ lớn của điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn của tổng điện tích âm của các electron và nguyên tử ở trạng thái trung hoà về điện.

+ Trong các hiện tượng điện mà ta xét ở chương trình Vật lí THPT thì điện tích của electron và điện tích của prôtôn là điện tích có độ lớn nhỏ nhất có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là những điện tích nguyên tố.

b. Thuyết êlectron

- Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện gọi là thuyết electron. 

- Nội dung:

+ Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

+ Một nguyên tử trung hòa có thể nhận them một electron để tạo thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

+ Sự cư trú và di chuyển của các electron tạo nên các hiện tượng về điện và tính chất điện muôn màu muôn vẻ của tự nhiên.


2. Chất dẫn điện và chất cách điện

Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn. 

- Chất dẫn điện là vật liệu hoặc chất cho phép dòng điện chạy qua chúng. Chúng có thể dẫn điện vì chúng cho phép các electron chảy bên trong chúng rất dễ dàng. Các dây dẫn có các electron tự do trên bề mặt của nó cho phép dòng điện đi qua. Đây là lý do tại sao dây dẫn có thể dẫn điện.

Ví dụ: Kim loại có chứa các electron tự do, các dung dịch axit, bazo, muối … có chứa các ion tự do. Chúng đều là các chất dẫn điện.

- Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa các điện tích tự do. Gỗ, vải, thủy tinh, mica và thạch anh là một số ví dụ điển hình của chất cách điện. Chất cách điện cũng là công cụ quan trọng vì chúng bảo vệ chống lại nhiệt, âm thanh và tất nhiên là dòng điện đi qua. Các chất cách điện không có bất kỳ electron tự do nào và đó là lý do chính khiến chúng không dẫn điện.

>>> Xem thêm: Vật nhiễm điện khi nào? Lấy ví dụ?


3. Các hiện tượng nhiễm điện

a. Nhiễm điện do cọ xát: khi hai vật trung hòa về điện cọ xát với nhau nguyên tử một vật sẽ bị mất một số electron và tích điện dương. Vật còn lại sẽ nhận được electron của vật kia và sẽ tích điện âm. Theo định luật bảo toàn điện tích thì tổng điện tích của hai vật sau khi tiếp xúc bằng không.

Ví dụ: Vào mùa đông, khi cởi áo len chúng ta thường thấy tiếng kêu lách tách. Đó là do sự nhiễm điện khi cọ xát gây ra.

Chúng ta có thể thấy trên các xe chở xăng hay các chất nổ, người ta phải đeo một chiếc dây xích sắt và cho nó chạm xuống mặt đường. Cách làm này được sử dụng để hạn chế việc tích điện gây nổ xe. Bởi khi di chuyển nhanh, xe bồn có thể cọ xát với không khí và làm thùng xăng tích điện. Xe chạy càng nhanh thì điện tích tích được càng nhiều. Để tránh việc xe bồn bị nổ, người ta sẽ gắn một chiếc dây xích sắt chạm xuống mặt đường để truyền điện tích xuống đất.

b. Nhiễm điện do tiếp xúc: hai điện tích điện khác nhau, một vật có điện tích q1, một vật có điện tích q2. Khi tiếp xúc với nhau, một số electron sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia cho đến khi cân bằng mật độ điện tích phân bố trên hai vật bằng nhau.

Nếu hai vật giống hệt nhau thì điện tích của chúng lúc cân bằng là:

Ví dụ về sự nhiễm điện tiếp xúc

Ví dụ về sự nhiễm điện tiếp xúc là: Thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện âm, thì các electron tự do trong thanh kim loại bị đẩy ra xa quả cầu. Đầu thanh kim loại xa quả cầu thừa electron nên nhiễm điện âm. Đầu thanh kim loại gần quả cầu thiếu electron nên nhiễm điện dương.

c. Nhiễm điện do hưởng ứng

– Một vật trung hòa điện đặt gần một vật nhiễm điện. Nếu vật đó nhiễm điện âm thì nó sẽ đẩy electron của vật trung hòa ra xa nó nguyên tử khiến vật trung hòa phân thành hai miền điện tích khác nhau nguyên tử miền gần vật nhiễm điện sẽ tích điện dương và phần xa vật nhiễm điện sẽ tích điện âm, hình 2.1a.

Ví dụ về sự nhiễm điện tiếp xúc (ảnh 2)

– Ngược lại, nếu vật đó nhiễm điện dương thì nó sẽ hút các electron của vật trung hòa lại gần phía nó, khiến miền của vật trung hòa gân với vật nhiễm điện sẽ tích điện âm và phần xa vật nhiễm điện sẽ tích điện dương.

>>> Xem thêm: Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một vật?

--------------------

Như vậy, Toploigiai vừa giúp bạn tìm ví dụ về sự nhiễm điện tiếp xúc. Đồng thời giải thích chi tiết về thuyết electrong và hiện tượng nhiễm điện giúp bạn hiểu chi tiết hơn về câu hỏi. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 08/09/2022