logo

Ví dụ về đề tài nghiên cứu xã hội học

Câu trả lời đúng nhất: Một số ví dụ về đề tài nghiên cứu xã hội học như:

- Khảo sát những triệu chứng trước, trong và sau khi mắc Covid-19.

- Khảo sát mức độ hài lòng dịch vụ bán hàng của công ty A.

- Nhu cầu du lịch của người cao tuổi tại Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

- Mối quan hệ giữa nhận thức và ứng xử của các cặp vợ chồng về hành vi bạo hành trong gia đình (nghiên cứu trường hợp tại phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh).

- Khảo sát nhu cầu mở khu vui chơi cho thiếu nhi tại Tổ 1, phường Phan Thiết.

Cùng Toploigiai tìm hiểu về xã hội học nhé!


1. Xã hội học là gì?

Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

>>> Tham khảo: Em hãy khảo sát giá cả của một số mặt hàng tại địa phương và nhận xét sự biến động giá cả của những mặt hàng đó ở các thời điểm khác nhau


2. Lịch sử phát triển của xã hội học

Auguste Comte. Thuật ngữ “xã hội học” bắt nguồn từ năm 1838 bởi một nhà triết học người pháp - Auguste Comte. Nó được đề cập trong tác phẩm Triết học tích cực của ông. Comte thường được coi là cha đẻ của xã hội học. Ông tin rằng khoa học xã hội học phải dựa trên sự quan sát và làm sáng tỏ một cách có hệ thống, cùng những nguyên tắc chi phối nghiên cứu khoa học tự nhiên.

Herbert Spencer. Năm 1876, Herbert Spencer, một người Anh, đã phát triển một lý thuyết về “sự tiến hóa xã hội,” sau khi được chấp nhận và sau đó bị bác bỏ, bây giờ lại được chấp nhận ở dạng sửa đổi. Spencer đã áp dụng thuyết tiến hóa của Darwin vào xã hội loài người.

Karl Marx. Karl Marx (1818-1883) cũng là một nhân vật quan trọng trong sự phát triển của xã hội học, Ông đề xuất rằng mọi xã hội đều được tạo thành từ hai giai cấp cơ bản đối lập nhau không ngừng là những người sở hữu hoặc kiểm soát tư liệu sản xuất sử dụng quyền lực này để bóc lột và đàn áp những người không làm.

Ở nhiều trường đại học khác nhau, các khóa học về xã hội học đã được đưa vào giảng dạy vào những năm 1890. Năm 1895, tạp chí Xã hội học Hoa Kỳ bắt đầu xuất bản, và vào năm 1905 Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ được thành lập.

Ví dụ về đề tài nghiên cứu xã hội học

3. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Cũng như những ngành khoa học khác, xã hội học cũng có nhiều trường phái khác nhau, nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của xã hội học cũng được nhìn nhận khác nhau.

Tuy nhiên, xem xét toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội học thế giới, có ba khuynh hướng chính trong cách tiếp cận xã hội học như sau:

Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Khuynh hướng tiếp cận vĩ mô: Hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Trong đó hành động xã hội của cá nhân chịu sự chi phối của các cơ chế xã hội mà biểu hiện là các thiết chế xã hội, các giá trị, chuẩn mực xã hội.

Các cơ chế này tạo thành những khuôn mẫu, qui tắc xã hội bắt buộc mọi cá nhân trong xã hội phải chấp nhận và tuân theo.

Khuynh hướng tiếp cận tổng hợp: Xã hội loài người và hành vi xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.


4. Cơ cấu xã hội học

Là một ngành khoa học độc lập, xã hội học cũng có cơ cấu của nó. Nói đến cơ cấu của Xã hội học cần phải hiểu Xã hội học gồm những bộ phận nào và mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận đó ra sao trong quá trình nhận thức xã hội.

Có nhiều các trình bày khác nhau về cơ cấu của Xã hội học. Phổ biến nhất là hai cách xem xét về cơ cấu của Xã hội học dựa trên hai cơ sở khác nhau sau:

Thứ nhất: Dựa trên cấp độ riêng – chung; bộ phận chỉnh thể của tri thức và phạm vi nghiên cứu của Xã hội học, người ta chia ra thành Xã hội học đại cương và Xã hội học chuyên ngành.

Thứ hai: Căn cứ vào mức độ trừu tượng, khái quát của tri thức Xã hội học để chia thành ba cấp độ khác nhau: Xã hội học trừu tượng – lý thuyết, Xã hội học cụ thể – thực nghiệm, Xã hội học triển khai – ứng dụng.

Ngoài ra, người ta có thể chia Xã hội học làm hai bộ phận: Xã hội học vi mô và Xã hội học vĩ mô.


5. Ví dụ về đề tài nghiên cứu xã hội học

- Khảo sát những triệu chứng trước, trong và sau khi mắc Covid-19.

- Khảo sát mức độ hài lòng dịch vụ bán hàng của công ty A.

-  Nhu cầu du lịch của người cao tuổi tại Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

-  Mối quan hệ giữa nhận thức và ứng xử của các cặp vợ chồng về hành vi bạo hành trong gia đình (nghiên cứu trường hợp tại phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh).

-  Khảo sát nhu cầu mở khu vui chơi cho thiếu nhi tại Tổ 1, phường Phan Thiết.


6. Xây dựng bảng hỏi trong điều tra xã hội học

Cụ thể, chúng ta có 7 bước xây dựng bảng hỏi như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến

Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu

Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi

Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi

Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia

Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi

Qua bài viết trên đây của Top lời giải đã đưa ra được một số ví dụ về đề tài nghiên cứu xã hội học và cung cấp thêm kiến thức về nghiên cứu. Mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích giúp học tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc các bạn đạt kết quả cao! 

 

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 27/08/2022