logo

Ví dụ về cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự?

Câu trả lời đúng nhất:

-Ví dụ về cơ quan tương tự

+ Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng là cơ quan tương tự. Gai cây xương rồng có nguồn gốc từ lá (sự tiêu giảm của lá để hạn chế thoát hơi nước), gai hoa hồng có nguồn gốc từ lớp biểu bì thân.

+ Mang tôm và mang cá là cơ quan tương tự chúng cùng thực hiện chức năng hô hấp.

+ Chân chuột chũi và chân dế chũi là cơ quan tương tự. Chân dế chũi có nguồn gốc từ phần trước bụng, chân của chuột chũi có nguồn gốc từ chi.

+ Cánh chim và cánh côn trùng là cơ quan tương tự vì có hình thái giống nhau đều giúp sinh vật di chuyển theo kiểu bay lượn; nhưng có nguồn gốc khác nhau: Cánh chim là biến đổi của chi trước của động vật có xương sổng; cánh côn trùng là biến đổi của biểu bì.

-Ví dụ về cơ quan tương đồng

+ Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người là cơ quan tương đồng. Người và rắn đều thuộc động vật có xương sống. Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn đều có nguồn gốc từ tuyến dưới hàm.

+ Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. Đây là 2 cơ quan tương đồng vì đều phát sinh từ lá.

+ Cánh dơi và tay người. Đây là 2 cơ quan tương đồng có nguồn gốc phát sinh từ chi trước của lớp thú, có cấu tạo cơ và xương (gồm xương cánh tay, xương cẳng tay, xưong bàn và xương ngón).

+ Chi trước của các loài động vật có xương sống gồm các loại xương sắp xếp theo thứ tự từ trong ra như xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay và xương ngón tay.

Ví dụ về cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự

Để hiểu rõ hơn về cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết về các bằng chứng tiến hóa dưới đây nhé!


1. Bằng chứng trực tiếp chính là các hóa thạch

Hóa thạch là các di tích của sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất còn lưu lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

Hóa thạch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu tiến hóa

+ Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật

+ Căn cứ vào phương pháp đo độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ, ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch→ tuổi của lớp đất đá chứa chúng.

+ Sự xuất hiện của hóa thạch còn cung cấp những dẫn liệu để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất VD: sự có mặt của hóa thạch quyết thực vật→khí hậu ẩm ướt.

+  Bằng phương pháp địa tầng học (xem xét sự bồi tụ của trầm tích...) ta có thể xác định được một cách tương đối tuổi của các lớp đất đá→tuổi của hóa thạch trong đó.

>>> Xem thêm: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?


2. Bằng chứng giải phẫu học so sánh

- Sự giống nhau về đặc điểm giải phẫu giữa các loài thể hiện ở: các loài càng có cấu tạo giải phẫu giống nhau thì có mối quan hệ họ hàng càng thân thuộc. Thể hiện ở sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ 1 tổ tiên chung.

- Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh:

a. Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn)

- Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể sinh vật, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, có kiểu cấu tạo giống nhau.

- Đặc điểm: Các cơ quan tương đồng có kiểu cấu tạo giống nhau vì chúng có cùng nguồn gốc. Những sai khác về chi tiết là do chúng thực hiện những chức năng khác nhau với điều kiện môi trường khác nhau.

- Ý nghĩa: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li

b. Cơ quan thoái hóa

- Là 1 dạng cơ quan tương đồng nhưng những cơ quan này thường phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành do điều kiện sống của các loài đã thay đổi nên các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu hoặc chức năng ban đầu đã bị tiêu giảm, hiện chỉ còn lại 1 vài vết tích xưa kia của chúng.

- Ví dụ:

+ Ở động vật: ruột thừa là vết tích của ruột tịt (manh tràng) ở động vật ăn cỏ. Nếp gấp thịt nhỏ ở khóe mắt là dấu tích mi mắt thứ 3 ở động vật và chim.

+ Ở thực vật: Hoa đu đủ đực có 10 nhị nhưng ở giữa vẫn còn di tích nhụy chứng tỏ hoa của đu đủ đực vốn là lưỡng tính, về sau mới phân hóa thành đơn tính.

- Nếu cơ quan thoái hóa lại xuất hiện và phát triển ở 1 cơ thể nào đó giống với tổ tiên trước đây gọi là hiện tượng lại tổ. Ví dụ: Người có lông phủ khắp mặt, có đuôi, có nhiều vú.

- Ý nghĩa: Là bằng chứng phản ánh nguồn gốc tiến hóa chung của sinh vật.

>>> Xem thêm: Ví dụ cơ quan thoái hóa?

c. Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức năng).

- Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm chức năng giống nhau nên chúng có đặc điểm hình thái bên ngoài tương tự nhau.

- Ý nghĩa: Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

d. Ví dụ về cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự

-Ví dụ về cơ quan tương tự

+ Gai cây xương rồng và gai cây hoa hồng là cơ quan tương tự. Gai cây xương rồng có nguồn gốc từ lá (sự tiêu giảm của lá để hạn chế thoát hơi nước), gai hoa hồng có nguồn gốc từ lớp biểu bì thân.

+ Mang tôm và mang cá là cơ quan tương tự chúng cùng thực hiện chức năng hô hấp.

+ Chân chuột chũi và chân dế chũi là cơ quan tương tự. Chân dế chũi có nguồn gốc từ phần trước bụng, chân của chuột chũi có nguồn gốc từ chi.

+ Cánh chim và cánh côn trùng là cơ quan tương tự vì có hình thái giống nhau đều giúp sinh vật di chuyển theo kiểu bay lượn; nhưng có nguồn gốc khác nhau: Cánh chim là biến đổi của chi trước của động vật có xương sổng; cánh côn trùng là biến đổi của biểu bì.

-Ví dụ về cơ quan tương đồng

+ Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người là cơ quan tương đồng. Người và rắn đều thuộc động vật có xương sống. Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn đều có nguồn gốc từ tuyến dưới hàm.

+ Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. Đây là 2 cơ quan tương đồng vì đều phát sinh từ lá.

+ Cánh dơi và tay người. Đây là 2 cơ quan tương đồng có nguồn gốc phát sinh từ chi trước của lớp thú, có cấu tạo cơ và xương (gồm xương cánh tay, xương cẳng tay, xưong bàn và xương ngón).

+ Chi trước của các loài động vật có xương sống gồm các loại xương sắp xếp theo thứ tự từ trong ra như xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay và xương ngón tay.


3. Bằng chứng địa lí sinh vật học

Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất, cho chúng ta những bằng chứng rằng các loài sinh vật đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung.

Khi nghiên cứu về sự phân bố địa lí các loài, Dacwin rút ra kết luận:

- Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong môi trường giống nhau.

- Do điều kiện môi trường ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên đảo cách li sinh sản với nhauà xuất hiện các loài khác nhau


4. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

a. Bằng chứng tế bào

- Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

- Các tế bào đều có thành phần hoá học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau.

- Tất cả các tế bào đều cấu tạo từ phân tử prôtêin – lipit.

- Mọi sinh vật đều có ADN.

b. Bằng chứng sinh học phân tử

* Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên mức độ tương đồng của prôtêin:

- Phân tích trình tự axit amin của cùng 1 loại prôtêin hay trình tự các nu của cùng 1 gen ở các loài khác nhau à mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

- Những loài có quan hệ họ hàng gần gũi thì trình tự các axit amin hay trình tự các nu càng giống nhau và ngược lại: vì các loài vừa tách nhau ra từ 1 tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên làm nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử

* Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên mức độ tương đồng về ADN:

- Dùng phương pháp lai phân tử: lai các phân tử ADN của các loài với nhau và đánh giá mức độ tương đồng về trình tự nu giữa các loài qua khả năng bắt cặp bổ sung giữa các sợi ADN đơn thuộc 2 loài khác nhau.

- Nếu 2 loài có họ hàng gần có nhiều đoạn bắt cặp bổ sung nhau, “phân tử lai” càng bền vững với nhiệt (mức độ tương đồng được đánh giá qua nhiệt độ làm “nóng chảy phân tử lai”).

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Ví dụ về cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 05/08/2022 - Cập nhật : 05/08/2022