logo

Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ?

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ?

Trả lời:

Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ?

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ nhé!


1. Điều kiện để sảy ra phản ứng

- Sản phẩm phải có 1 kết tủa hoặc bay hơi.

- Axit mới sinh ra yếu hơn axit tham gia phản ứng.


2. Một số phản ứng hóa học minh họa

CaO + 2HCl→ CuCl2 + H2O

CO2 +2NaOH → Na2CO3 + H2O

K2O + H2O → 2KOH

Cu(OH)2 →CuO + H2O

SO3 + H2O→H2SO4

Mg(OH)2 + H2SO4→ MgSO4 + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH→ Cu(OH)2 + Na2SO4

AgNO3 + HCl→ AgCl + HNO3

H2SO4 + ZnO → ZnSO4 +H 2O

Lưu ý:

- Một số oxit kim loại như Al,O3, MgO, BaO, CaO, Na2O, K2O. không bị H2, CO khử.

- Các oxit kim loại khi ở trạng thái hoá trị cao là oxit axit như: CrO3, Mn2O7,…

- Các phản ứng hoá học xảy ra phải tuân theo các điều kiện của từng phản ứng.

- Khi oxit axit tác dụng với dd Kiểm thì tuỳ theo tỉ lệ số mol sẽ tạo ra muối axit hay muối trung hoà.

NaOH + CO2 →NaHCO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

- Khi tác dụng với H2SO4 đặc, kim loại sẽ thể hiện hoá trị cao nhất, không giải phóng Hidro

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2SO4

B. BÀI TẬP

Bài tập 1: Một trong những thuốc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat:

a, Dung dịch bari clorua.

b, Dung dịch axit clohiđric.

c, Dung dịch chì nitrat.

d, Dung dịch bạc nitrat.

e, Dung dịch natri hiđroxit.

Giải thích và viết phương trình hóa học.

Giải: Thuốc thử b), dung dịch axit clohiđric.

- Dung dịch HCl tác dụng với Na2COcho khí CO2 bay lên còn Na2SO4 không tác dụng.

2HCl + Na2CO3→2NaCl + CO2+H2O

- Không nên dùng thuốc thử d), dung dịch AgNO3. Vì hiện tượng quan sát sẽ không rõ rệt: Ag2COkhông tan và Ag2SO4 ít tan.

Bài tập 2: Dãy chất nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng?

A. Cu, Mg(OH)2, CuO và SO2

B. Fe, Cu(OH)2, MgO và CO2

C. Cu, NaOH, Mg(OH)2 và CaCO3

D. Cu, MgO, CaCO3 và CO2

Đáp án đúng: C. Cu, NaOH, Mg(OH)2 và CaCO3

Bài tập 3: Hoàn thành chuỗi phương trình phản ứng sau:

Fe → FeCl2 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → FeO

Giải: 

(1) Fe + 2HCI → FeCl2 + H2

(2) FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)+ 2AgCI

(3) Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3

(4) Fe(OH)2(tº) → FeO + H2O

Bài tập 4: Hòa tan hết 3,53 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Al và Fe trong dung dịch HCl thu được 2,352 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

A. 11,195.

B. 12,405.

C .7,2575.

D. 10,985.

Đáp án đúng: D. 10,985.

Giải thích: 

nH2 = 2,352/22,4 = 0,105(mol)

Phương trình tổng quát: Kim loại + HCl → Muối + H2

Bảo toàn nguyên tố H → nHCl = 2nH2 = 2.0,105 = 0,21 (mol)

Bảo toàn khối lượng

→mmuoi = mX + mHCl − mH2 =3,53 + 0,21.36,5 − 0,105.2 = 10,985 (g)

Bài tập 5: Để phân biệt 3 chất rắn CaO, MgO, P2Ocó thể dùng thuốc thử là

A. Dung dịch NaOH

B. nước và quỳ tím

C. Dung dịch Ca(OH)2

D. Dung dịch HCl

Đáp án đúng:  B. nước và quỳ tím

Giải thích: 

Thử với lượng nhỏ mỗi chất.

Cho nước vào các chất rắn, quan sát sau đó cho thêm quỳ tím:

Không tan  → MgO

+ Tan, tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ → P2O5

P2O5 + 3H2O →  2H3PO4

+ Tan, tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh  → CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

Bài tập 6: Cho 8 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 1,68 lít khí Hthoát ra ở đktc . Tính % về khối lượng của từng kim loại  Cu có trong hỗn hợp?

A. 47,5%

B. 52,5%

C. 42,6%

D. 57,4%

Đáp án đúng: A. 47,5%

Giải thích: 

Vì Cu đứng sau H trong dãy các kim loại nên Cu không phản ứng với HCl.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,075 mol

Theo phản ứng trên, nFe = nH2 = 0,075 mol.

Suy ra khối lượng Fe = 56.0,075 = 4,2 g.

Khối lượng Cu = 8 - 4,2 = 3,8 g.

Từ đó, %Fe = 4,2.100/8 = 52,5%; %Cu = 100 - 52,5 = 47,5%

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 09/03/2022