logo

Về nguồn gốc lịch sử, chủ nhân đầu tiên của vùng châu thổ sông Hoàng Hà và là tổ tiên của dân tộc Hán sau này là các tộc người nào?

Câu hỏi: Về nguồn gốc lịch sử, chủ nhân đầu tiên của vùng châu thổ sông Hoàng Hà và là tổ tiên của dân tộc Hán sau này là các tộc người nào?

A. Hạ - Thương - Mãn

B. Thương - Chu - Mông Cổ

C. Hạ - Thương - Hồi

D. Hạ - Thương - Chu 

Trả lời

Đáp án đúng: D. Hạ - Thương - Chu 

Về nguồn gốc lịch sử, chủ nhân đầu tiên của vùng châu thổ sông Hoàng Hà và là tổ tiên của dân tộc Hán sau này là các tộc người Hạ - Thương - Chu 

Các nghiên cứu đã cho thấy tiến trình phát triển khá rõ ràng của tộc người Hoa Hạ, họ có nguồn gốc chính từ người Khương trong vùng thượng nguồn sông Hoàng Hà, xâm nhập vùng đồng bằng sông Hoàng Hà vào khoảng 5000-6000 năm trước. Xem xét thời điểm di cư dựa trên các nghiên cứu di truyền, thì nhiều khả năng họ bắt đầu hình thành vào thời văn hóa Long Sơn, nhưng đã di cư vào vùng đồng bằng sông Hoàng Hà từ trước đó. Di truyền của họ bắt đầu ổn định từ thời nhà Chu, với các nguồn gốc chính là từ người Khương, cư dân cổ Đông Á, và cư dân tại Tây Liêu của văn hóa Hạ Xiajiadian.

Về nguồn gốc lịch sử, chủ nhân đầu tiên của vùng châu thổ sông Hoàng Hà và là tổ tiên của dân tộc Hán sau này là các tộc người nào?

Với vai trò là nhà sáng lập triều đại Trung Quốc chính thống đầu tiên – triều Hạ – Hạ Vũ thường được coi là người mở đường cho các triều đại cai trị ở Trung Quốc. Trong chế độ triều đại cai trị ở Trung Quốc, nhà cai trị tối cao trên lý thuyết nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và quyền chiếm hữu tư nhân đối với lãnh địa, mặc dù trên thực tế, thực quyền của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo truyền thống, ngai vàng Trung Quốc được thừa kế độc quyền bởi các thành viên nam giới trong gia tộc cai trị, mặc dù không thiếu trường hợp ngoại thích lên nắm thực quyền thay cho quân chủ. Quan niệm kế vị trên được gọi là Gia thiên hạ, trái với quan niệm Công thiên hạ của thời tiền Hạ, mà trong đó, sự kế vị không mang tính thế tập.

Hiện tượng thịnh suy của các triều đại là một đặc điểm nổi bật trong lịch sử Trung Quốc. Một số học giả cố gắng giải thích hiện tượng này bằng cách cho rằng sự thành công hay thất bại của một triều đại phụ thuộc vào đạo đức của những nhà cai trị, trong khi những người khác lại tập Trung Quốc chế độ quân chủ]] – một phương pháp giải thích được gọi là vòng tuần hoàn triều đại.

Thứ tự của các triều đại trong lịch sử Trung Hoa: 

Triều Hạ → Triều Thương → Tây Chu → Đông Chu → Triều Tần → Tây Hán → Đông Hán → Tào Ngụy → Tây Tấn → Đông Tấn → Lưu Tống → Nam Tề → Triều Lương → Triều Trần → Triều Tùy → Triều Đường → Hậu Lương → Hậu Đường → Hậu Tấn → Hậu Hán → Hậu Chu → Bắc Tống → Nam Tống → Triều Nguyên → Triều Minh → Triều Thanh

Những tranh chấp về tính chính thống kể trên tương tự như những tuyên bố ganh đua hiện đại về tính chính thống của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thủ đô tại Bắc Kinh và Trung Hoa Dân Quốc có thủ đô tại Đài Bắc. Cả hai chế độ đều chính thức tuân thủ chính sách Một Trung Quốc và tự tuyên bố là đại diện chính thống duy nhất của toàn bộ Trung Quốc.

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 07/07/2022