logo

Vẽ con tôm đơn giản

Hướng dẫn Vẽ con tôm đơn giản nhất, đẹp nhất, giúp các em thể hiện đam mê và yêu thích môn mỹ thuật hơn. Cùng Top lời giải tìm hiểu về một số loài tôm nhé

Các bước vẽ con tôm

Bước 1:

Đầu tiên, bạn vẽ đầu con tôm

Vẽ con tôm đơn giản nhất

Bước 2:

Tiếp theo, vẽ thân hình với các đường cong nối tiếp nhau

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 2)

Bước 3:

Bạn hãy vẽ đuôi tôm

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 3)

Bước 4:

Bạn hãy vẽ 2 cái râu tôm

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 4)

Bước 5:

Tiếp theo, bạn vẽ càng tôm theo các bước

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 5)
Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 6)

Bước 6:

Bạn hãy vẽ chân tôm

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 7)
Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 8)
Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 9)

Bước 7:

Đừng quên vẽ đôi mắt

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 10)

Bước 8:

Cuối cùng, tô màu cho con tôm trong đẹp hơn

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 11)

Cùng Top lời giải tìm hiểu về một số loài tôm nhé!

1. Tôm sú

- Tôm sú có thịt chắc, kích cỡ lớn, vị ngọt, được sử dụng phổ biến để chế biến các món ăn cho gia đình, ở thị trường Việt Nam có cả loại tôm sú nuôi và tôm sú biển.

- Tôm sú nuôi thường có màu xanh dương đậm, có vân màu đen vàng liền nhau trên mặt lưng của tôm, vân trải từ đầu đến đuôi tôm. Còn tôm sú biển có màu vàng đất, cũng có các vân màu đen vàng liền nhau.

- Với thịt chắc, ngọt tự nhiên thì tôm sú thường được lựa chọn để làm những món ăn cần độ tươi và giòn của tôm như tôm hấp, tôm luộc, tôm sống sốt Thái,...

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 12)

2. Tôm đất

Là một loại tôm nước ngọt sống tự nhiên ở sông, ao, hồ nên tôm đất ít tanh và có thân thon dài, nhỏ hơn so với tôm biển, kích cỡ nhỏ cỡ bằng ngón tay út của người trưởng thành. 

Về màu sắc thì loại tôm này có vỏ mỏng, màu hồng nhạt.

Vì là loại tôm sống trong môi trường nước ngọt nên tôm đất chứa rất nhiều dưỡng chất cùng vị ngon ngọt tự nhiên nên thường là nguyên liệu chính để chế biến các món tôm rang, chả ram,..

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 13)

3. Tôm he

Tôm he là loại tôm biển có màu vàng hoặc xanh nhạt, mắt xanh và vỏ rất mỏng (có thể nhìn thấy bằng mắt thường), thịt chắc, vị rất ngọt, có nhiều dưỡng chất, thường xuất hiện chủ yếu ở các đảo, rạng đá. Ở Việt Nam, tôm he ở vùng Quảng Ninh là đặc sản bởi vì độ ngon ngọt khác biệt, không thể nuôi mà phải đánh bắt tự nhiên ngoài biển.

Vẽ con tôm đơn giản nhất(ảnh 14)

4. Tôm sắt

Cũng nằm trong các loại tôm biển, như đúng cái tên của mình, tôm sắt có vỏ rất cứng, phần bụng có màu cam đậm và phía lưng được chia thành nhiều đốt màu có màu xanh đen và trắng xen kẽ nhau. 

Khi thưởng thức tôm này, người ta thường đánh giá là phần thịt rất ngọt nhưng vỏ tôm lại khá cứng nên khi ăn phải bỏ vỏ ra.

Ở Việt Nam, tôm sắt được bắt gặp nhiều ở vùng Cát Bà đến vịnh Diễn Châu, Vũng Tàu đến Đá Bạc.

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 15)

5. Tôm thẻ

Tôm thẻ (hay còn gọi là tôm bạc) được nuôi nhiều ở Việt Nam, có vẻ ngoài khá giống với tôm sú, vỏ mỏng, thân mập to hơn tôm đất, vỏ màu trắng hơi xanh, chân màu trắng, 6 đốt dáng thon dài. Tôm thẻ có vị ngọt, mềm, kích cỡ nhỏ.

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 16)

6. Tôm càng xanh

Tôm càng xanh hay còn được gọi là tôm càng sông, thường sống ở môi trường nước ngọt như sông, ao, hồ. Ở nước ta, loại tôm này thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Như chính tên gọi của mình, tôm càng xanh có 2 chiếc càng rất dài, màu xanh ngọc. Khi phát triển, loài tôm này có thể dài đến 30 cm và nặng trên dưới 1kg.

Tôm càng xanh khi ăn vào phần thịt ngọt nước và hơi dai cùng kích thước khá lớn nên thường được dùng để trang trí các món ăn trong bữa tiệc hoặc bữa cơm gia đình.

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 17)

7. Tôm tích

Tôm tích (hay tôm tít, tôm thuyền, bề bề) là một loại tôm biển, thường sống ở vùng biển ấm như Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm tích thường xuất hiện ở vùng duyên hải miền Trung. Tôm tích có hình dáng khác với những loại tôm khác, phần bụng giống tôm nhưng lại có càng giống bọ ngựa.

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 18)

8. Tôm mũ ni

- Tôm mũ ni thuộc họ động vật giáp xác mười chân. Loài hải sản này thường sống ở những vùng biển khá xa hay tại các rạn đá ngầm, rạn san hô nằm sâu dưới đáy biển. Do đó việc khai thác tôm mũ ni khó khăn hơn nhiều so với các loài tôm khác.

- Khối lượng trung bình của loài tôm biển này thường dao động từ 0.5 - 1.2 kg/con, đặc biệt có nhiều con có thể nặng tới 1.5 - 2 kg/con. Tuy nhiên vỏ của chúng rất dày và nặng, thịt bên trong thường chỉ bằng 1/3 –  1/2 trọng lượng cơ thể.

Vẽ con tôm đơn giản nhất (ảnh 19)
icon-date
Xuất bản : 04/03/2022 - Cập nhật : 06/03/2022