Câu hỏi: Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình tháng của sông. Tính toán và cho biết thời gian mùa lũ, thời gian mùa cạn của sông Hồng?
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
- Lượng nước trung bình tháng trong năm của sông Hồng là:
39163 : 12 = 3263,6 (m3/s).
Tìm hiểu về Nguyên nhân gây mưa sinh lũ
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền trung, có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, dòng chảy trong sông được hình thành chủ yếu từ mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 12. Sự lệch nhau giữa thời điểm bắt đầu mùa mưa, mùa lũ là do lượng mưa đầu mùa phải bổ sung lượng ẩm cho đất, nên khả năng sinh dòng chảy từ mưa trong thời kỳ này nhỏ. Tháng 10, 11 là những tháng có lượng mưa lớn nhất năm đồng thời cũng là tháng thường xuyên xảy ra lũ lụt với tần suất và cường độ tương đối lớn.
Thừa Thiên Huế có mạng lưới sông suối phần lớn đều bắt đầu và kết thúc trọn vẹn trong lãnh thổ (trừ sông A Sáp đổ vào lãnh thổ của Lào và sông Ô Lâu, Ô Giang đổ vào lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị) nên dòng chảy nói chung và lũ lụt nói riêng không chịu sự chi phối của dòng chảy ở bên ngoài lãnh thổ.
Các hình thế thời tiết thường gây mưa lớn, sinh lũ là:
* Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
Bão và áp thấp nhiệt đới là một trong những loại hình thời tiết nguy hiểm, thường ảnh hưởng vào tháng 9, 10, 11, đặc biệt là tháng 9, 10. Tuy nhiên, có năm bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng sớm hơn, có năm ảnh hưởng muộn và có năm không có cơn bão nào ảnh hưởng.
Khi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thường gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, có khả năng gây lũ lớn đều khắp ở các sông trong tỉnh. Đặc biệt, khi chúng đổ bộ trực tiếp vào địa phận của tỉnh, gió mạnh sẽ làm cho nước biển càng dâng cao, tăng mức độ lũ và ngập úng.
* Hội tụ nhiệt đới (HTNĐ)
Thường hoạt động ở Thừa Thiên Huế vào các tháng 9, 10. Có năm hình thế thời tiết này hoạt động vào tháng 5, 6, có thể gây mưa sinh lũ tiểu mãn. Lượng mưa do loại hình này gây ra cũng rất lớn, nhất là khi kết hợp với loại hình thời tiết khác. Có năm lượng mưa ngày lớn nhất lại rơi vào thời kỳ tiểu mãn, tuy nhiên vào thời kỳ này đang là mùa cạn, mưa bị tổn thất lớn nên thường sinh lũ nhỏ.
* Gió mùa đông bắc (GMĐB)
Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào tháng 10, 11, 12 có năm kéo dài đến tháng 3 năm sau. Khi khối không khí lạnh trong gió mùa mùa đông phát triển mạnh tràn về phía nam, kết hợp với khối không khí nhiệt đới nóng ẩm, sẽ gây nên hiệu ứng Front gây mưa khá lớn. Loại hình này khi hoạt động đơn lẻ thường cho mưa ít, nhưng khi kết hợp với loại hình thời tiết khác như HTNĐ, bão hoặc ATNĐ,... hoạt động ở phía nam sẽ gây mưa rất lớn.
Khi các hình thế thời tiết nguy hiểm kết hợp với nhau thường gây ra mưa rất lớn, diễn biến mưa lũ phức tạp, gây khó khăn cho công tác phòng chống.