Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lí 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
A. Dây đàn dao động.
B. Mặt trống dao động.
C. Chiếc sáo đang để trên bàn.
D. Âm thoa dao động.
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Chiếc sáo đang để trên bàn.
Cùng Top lời giải thu thập thêm kiến thức bổ ích qua bài tìm hiểu về “Nguồn âm” sau đây nhé!
Nguồn âm là những vật phát ra âm thanh. VD: con chim đang hót, điện thoại đang rung chuông,Tiếng nói của mỗi người, tiếng đàn, tiếng chiêng kêu khi gõ vào, tiếng âm thoa dao động khi dùng búa gõ,…
Có hai loại nguồn âm là nguồn âm thiên nhiên và nguồn âm nhân tạo
Nguồn âm thiên nhiên khác nguồn âm nhân tạo ở điểm: Nguồn âm nhân tạo, con người có thể điều chỉnh cường độ, độ trầm bổng một cách chủ động. Nguồn âm thiên nhiên, con người có thể điều chỉnh cường độ, độ trầm bổng của âm một cách bị động.
Ví dụ:
* 5 nguồn âm tự nhiên :
- thác nước chảy , mưa rơi , chim hót , gió thổi , sấm chớp , ...
* 5 nguồn âm nhân tạo :
- động cơ đang hoạt động , đàn được gảy , ca sĩ đang hát , búa đang gõ xuống bàn , tiếng trống , ...
– Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).
+ Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hertz (viết tắt là Hz). Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.
+ Cường độ âm (I) là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo cường độ âm là W/m2
+ Đồ thị dao động âm là tập hợp các đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong cùng một nhạc âm.
– Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.
+ Vật dao động nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
+ Vật dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra càng thấp.
– Cảm giác mà âm thanh gây ra cho cơ quan thính giác không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của âm thanh đó mà còn phụ thuộc vào sinh lý của tai. Tai người phân biệt được các âm thanh khác nhau là do các đặc trưng sinh lý của âm thanh.
– Các đặc trưng sinh lý bao gồm: độ cao, độ to và âm sắc. Mỗi đặc trưng sinh lý phụ thuộc vào 1 đặc trưng vật lý nhất định
Đặc trưng sinh lý |
Đặc trưng vật lý |
Độ cao | Tần số |
Độ to | Mức cường độ âm |
Âm sắc | Đồ thị dao động |
Bài 1: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm thanh.
Nguồn âm là:
A. sợi dây cao su B. bàn tay
C. không khí D. Cả A và C
Đáp án: Dùng tay bật sợi dây cao su, nguồn âm là sợi dây cao su.
Bài 2: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. dùi gõ B. các thanh đá
C. lớp không khí D. dùi gõ và các thanh đá
Đáp án: Vật phát ra âm thanh là các thanh đá khi người ta dùng dùi gõ vào đàn đá.
Bài 3: Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.
B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.
C. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.
D. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.
Đáp án: Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các cột không khí ở trong sáo chứ không phải là các lỗ sáo. Các lỗ sáo chỉ có tác dụng điều chỉnh cho các cột không khí này dài, ngắn khác nhau mà thôi.
Bài 4: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:
A. các lớp không khí va chạm nhau.
B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.
D. lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
Đáp án: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là lớp không khí ở đó dao động mạnh do khi có tia lửa điện (tia sét) phóng qua không khí làm nó giãn nở nhanh.