logo

Văn minh Đông Nam Á được hình thành trên những cơ sở nào?

icon_facebook

Câu hỏi: Văn minh Đông Nam Á được hình thành trên những cơ sở nào?

Trả lời:

Những cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á:

Văn minh Đông Nam Á được hình thành trên những cơ sở nào?

* Cơ sở tự nhiên:

Có thể thấy rằng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người. Điều đó giải thích vì sao con người đã có mặt ở đây từ rất xa xưa. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu vết của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á.

Cách đây không lâu người ta đã phát hiện được dấu vết hóa thạch vượn bậc cao Pondaung (Mianma) có niên đại 40 triệu năm và vượn khổng lồ ở Inđônêxia sống cách đây khoảng 5 triệu năm. Đặc biệt hóa thạch của người Pitêcantơrôp tìm thấy ở Giava có niên đại cách đây khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của giống người tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, mảnh di cốt và những công cụ đồ đá của người tối cổ còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác trong khu vực như ở Việt Nam, Thái Lan, Philippin, Malaixia... việc phát hiện chiếc sọ Người Tinh khôn (Hômô Sapiêns) ở hang Nia (Saraoắc đảo Boócnêô) với niên đại là 396.000 năm và một chỏm sọ Hômô Sapiêns trong hang Tabon (Philippin) có niên đại 30.500 năm đã cho thấy quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á là trực tiếp và liên tục.

Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Quá trình phát triển liên tục của các nền văn hóa khảo cổ ở Đông Nam Á đã chứng tỏ điều đó.

- Điều kiện tự nhiên:

Đông Nam Á (ĐNA) là khu vực khá rộng với diện tích 4.494.047 km² (chiếm 10.5% diện tích Châu Á và 3% diện tích đất trên Trái Đất). Đông Nam Á gồm 11 quốc gia được chia thành 2 nhóm: Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

– Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là hành lang, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

– Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mua tương đối nóng và ẩm.

– Khu vực này từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương… và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.

– Nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành cội nguồn, thành mẫu số chung của nền văn minh khu vực. Đó là một “nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp… nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng”.

* Cơ sở xã hội:

+ Sự pha trộn giữa hai chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.

+ Tổ chức xã hội cơ bản là làng. Có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi với nhau, cùng đoàn kết , chung sống với nhau.

* Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Quốc:

- Từ khoảng đầu Công nguyên, cư dân ĐNA đã có sự tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ thông qua các thương nhân và nhà truyền đạo. Trên cơ sở giữ gìn nền văn hóa bản địa, cư dân ĐNA đã tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo các giá trị mới từ văn hóa Ấn Độ như tôn giáo, chữ viết, văn học,... Hin-đu giáo, Phật giáo từ Ấn Độ để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bộ máy NN và đời sống tinh thần của nhiều quốc gia. Chữ viết, văn học Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia ĐNA, đặc biệt là chữ Phạn và sử thi Ra-ma-y-a-na, Ma-ha-bha-ra-ta, nhiều quốc gia ĐNA đã sáng tạo ra những tác phẩm của riêng mình như Riêm Kê, Phạ Lắc Phạ Lam,...

- Các quốc gia ĐNA tiếp xúc với Trung Quốc từ những thế kỉ tiếp giáp với Công nguyên. Sự bành trướng của các vương triều Trung Quốc xuống ĐNA đã tạo ra sự tiếp xúc và giao thoa văn hóa. Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc đã được truyền bá vào ĐNA tạo ra sự tiếp xúc và giao thoa văn hóa. Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc đã được truyền bá vào ĐNA. Nho giáo có tác động tới tư tưởng trị nước của một số nhà nước quân chú, tiêu biểu là Việt Nam. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội cư dân ĐNA như ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,....

icon-date
Xuất bản : 01/06/2022 - Cập nhật : 07/06/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads