logo

Văn hóa tiền Sa Huỳnh ở khu vực miền Trung Việt Nam thuộc thời kì nào?

Câu hỏi: Văn hóa tiền Sa Huỳnh ở khu vực miền Trung Việt Nam thuộc thời kì nào?

Trả lời:

Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa thuộc thời đại sắt sớm, cách ngày nay khoảng 2500-2000 năm, có nguồn gốc bản địa, với địa bàn phân bố rộng, tập trung chủ yếu ở miền Trung Việt Nam, có mối quan hệ giao lưu với các nền văn hóa đồng thời, nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Văn hóa tiền Sa Huỳnh phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, từ khoảng 3500 năm đến những thế kỷ trước sau Công nguyên. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về văn hóa Sa Huỳnh nhé


1. Định nghĩa văn hóa Sa Huỳnh

Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Óc Eo tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam thời kỳ đồ sắt.


2. Lịch sử văn hóa Sa Huỳnh

- Sa Huỳnh đư­ợc nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê (một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Người ta gọi Di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã được các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam.

- Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Quá trình hội tụ những nguồn gốc khác nhau đã tiến tới giai đoạn phát triển cực thịnh của văn hóa này vào khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với các văn hóa hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng thau ven biển, được coi là những người Tiền Mã Lai - Đa đảo (Proto Malayo Polynesien). Trong quá trình hình thành văn hóa Sa Huỳnh có những liên hệ với những nhóm cư dân cùng thời là những người “Tiền Môn – Khmer” hay Tiền Nam Á. Ngoài ra suốt quá trình phát triển văn hóa này còn có nhiều mối quan hệ giao lưu rộng rãi với những văn hóa thời kim khí ở Đông Nam Á. Qua đó có thể thấy chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo hay Malayo – Polynesien nhiều hơn yếu tố Nam Á.

- Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, Văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á cũng như Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.

Văn hóa tiền Sa Huỳnh ở khu vực miền Trung Việt Nam thuộc thời kì nào?

3. Đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh

- Các nhà nghiên cứu cho rằng, Sa Huỳnh có thể được coi là một trong ba nền văn hoá nổi tiếng được thế giới biết đến, là một trong ba đỉnh cao chói sáng của văn minh thời sơ sử, cùng với Đông Sơn và Óc Eo. Cũng như Óc Eo và Đông Sơn, thành tựu nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh cho đến nay đã được thừa nhận, ghi nhận các giai đoạn phát triển đa tuyến, chứng minh yếu tố bản địa và đồng thời có sự hội nhập với bên ngoài. Cũng cùng với Đông Sơn và Óc Eo, Sa Huỳnh đã tạo nên cái lõi vật chất để hình thành nên những nhà nước sơ khai, nền móng của nước Việt Nam ngày nay. Liên tiếp những phát hiện mới đã cho thấy hệ thống hiện vật vô cùng phong phú. Đó là cơ sở để cho rằng, cần thiết phải có một bảo tàng chuyên đề dành cho văn hóa Sa Huỳnh.

- Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, vò suốt từ giai đoạn sớm đến muộn, tuy ở một vài địa điểm vẫn có sự hiện diện của mộ huyệt đất. Các khu mộ phân bố tập trung ở những cồn cát ven biển, lan dần ra các đảo ven bờ, ngoài ra còn phân bố ở vùng đồng bằng và miền núi phía tây. Di tích là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum, vò gốm chôn đứng trong địa tầng. Loại hình chum, vò chủ yếu hình trụ, hình trứng, hình cầu đáy bằng có nắp đậy hình nón cụt hay hình lồng bàn. Đặc biệt trong các mộ táng chum, vò thuộc văn hóa Sa Huỳnh ít tìm thấy di cốt hay than tro hỏa táng, vì vậy theo các nhà nghiên cứu táng tục của cư dân Sa Huỳnh có thể là “chôn tượng trưng”. Trong chum/vò chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh rất đa dạng về loại hình: công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức… Đặc trưng về di vật là sự phổ biến của công cụ lao động bằng sắt, đồ gốm tô màu trang trí nhiều đồ án hoa văn khắc vạch, đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thủy tinh như vòng, hạt chuỗi, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hai đầu thú…

- “Đến nay, khối lượng di sản về văn hóa Sa Huỳnh có thể nói là đồ sộ và ký thú, không kém một nền văn minh cổ nào trên thế giới, nhưng dường như không mấy ai mường tượng nổi, bởi chúng bị xé nát thành những sưu tập nhỏ, trưng bày khiêm tốn ở một số bảo tàng Việt Nam. Vậy nên tôi rất mong muốn có thể xây dựng một bảo tàng để tập trung giới thiệu hệ thống và toàn diện những thành tựu về phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh”.

icon-date
Xuất bản : 26/01/2022 - Cập nhật : 03/02/2022