logo

Vấn đề dân tộc có vị trí như thế nào trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Vấn đề dân tộc có vị trí như thế nào trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn  Lịch sử 12 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Vấn đề dân tộc có vị trí như thế nào trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân tộc là toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần dân tộc, là lịch sử, văn hoá, xã hội, tương lai cuả các dân tộc, là quan hệ xã hội và quan hệ tộc người gắn bó mật thiết với nhau. Lê Nin từng cho rằng “Trong chừng mực mà các dân tộc khác nhau còn chung sống trong một quốc gia, thì họ gắn bó với nhau bằng hàng ức, hàng triệu mối quan hệ về kinh tế, pháp luật và tập quán”.


Kiến thức tham khảo về Vấn đề dân tộc


1. Xu hướng phát triển khách quan của dân tộc

Xu hướng thứ nhất, do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân cư độc lập. Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Xu hướng thứ hai,các dân tộc trong cùng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

Vấn đề dân tộc có vị trí như thế nào trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?

2. Những khuynh hướng phổ biến đối với vấn đề dân tộc

Độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia đang là một xu thế của thế giới. Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc, như quyền tự quyết định chế độ xã hội, kinh tế, đường lối phát triển đất nước, khẳng định sự bình đẳng giữa các quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Lợi ích quốc gia được các nước đặt lên hàng đầu trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Chính phủ các nước đều coi trọng việc xác lập, bảo vệ và củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội tích cực, cố gắng tạo lập sự hài hòa lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc nhằm hướng tới sự đồng thuận, gắn kết quốc gia.

Về mặt đối ngoại, ranh giới ý thức hệ, tôn giáo, lý tưởng cùng chung chế độ xã hội không còn nhiều ý nghĩa mà thay vào đó là các điểm tương đồng về lợi ích quốc gia dân tộc và được xem là cơ sở để lựa chọn và xây dựng các mối quan hệ song phương cũng như đa phương. Lợi ích quốc gia dân tộc đôi khi được đánh đổi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược hay các cuộc đàn áp đối phương.

Các thế lực cường quyền toàn cầu triển khai nhiều học thuyết và hành động bất chấp chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của các nước trên thế giới. Đây vừa là quá trình mở rộng thị trường cho các tập đoàn tư bản độc quyền, vừa là thủ đoạn áp đặt các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới trên cơ sở thủ tiêu chủ quyền, độc lập của các quốc gia dân tộc đang phát triển. Các cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Li-bi, Xy-ri... là những minh chứng rõ nét cho những đường lối can thiệp thô bạo đó

Xuất hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi trong đời sống quốc tế. Xu thế phát triển đa cực của thế giới cùng những mâu thuẫn của quá trình toàn cầu hóa kết hợp sự cuồng tín tôn giáo đã nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Hơn nữa, chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bành trướng, bá quyền cũng thừa cơ trỗi dậy đe dọa sự ổn định của quốc tế và khu vực.

Ở nước ta, tuy vấn đề dân tộc chưa đến mức độ bùng nổ như một số nước trên thế giới; nhưng hiện nay ở một số vùng và một số dân tộc đã và đang có vấn đề phát sinh, có bất cập… Nếu ta chậm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về các mặt giữa các vùng và các dân tộc, nhất là đời sống và cán bộ dân tộc, văn hóa dân tộc thì sẽ làm giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng và Nhà nước; để khoảng cách giàu - nghèo quá lớn, không có cách giải quyết tốt sẽ dẫn đến nguy cơ xung đột xã hội, gây bùng nổ dân tộc, làm mất ổn định chính trị - xã hội.

 Những năm qua, Đảng và Nhà nước, đồng bào cả nước vẫn luôn quan tâm, đầu tư đến vùng miền núi, dân tộc thiểu số, vùng này đã và đang có nhiều đổi mới và tiến bộ. Thế nhưng, kết quả đã làm chưa được như mong muốn; báo cáo của Ủy ban Dân tộc trình tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIV cho thấy, đây là vùng khó khăn nhất nước, còn nhiều điểm thấp nhất so với cả nước, khoảng cách chênh lệch về các mặt giữa các vùng và các dân tộc vẫn chưa được thu hẹp... Mong Đảng và Nhà nước tìm rõ nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm để khắc phục. Hướng đến năm 2045, kỷ niệm Đảng ta 115 năm, Nhà nước ta 100 năm, đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ có chỗ đứng, làm cho miền núi phát triển tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các dân tộc ít người được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 27/03/2022