Câu trả lời chính xác nhất: Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.
Để hiểu rõ hơn về văn hóa giao thông, Toplogiai mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây
Nói về văn hóa giao thông có rất nhiều khái niệm khách nhau. Có người trả lời rằng văn hóa giao thông là việc tuân thủ nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ. Một ý kiến khác cho rằng văn hóa giao thông là việc ứng xử khi tham gia giao thông như nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ nhỏ…kiểu liên quan đến đạo đức làm người. Có người lại nói rằng văn hóa giao thông không chỉ gói gọn trong việc tuân thủ luật giao thông mà nó còn thể hiện cả trong văn hóa ứng xử trong cách tham gia giao thông.
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”.
Như vậy, hiểu đơn giản nhất thì văn hóa giao thông là ý thức tuân thủ giao thông cũng như cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là sự chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
>>> Tham khảo: Xây dựng nội dung một bài thuyết trình chủ đề học sinh trung học phổ thông với văn hóa giao thông
Việc xây dựng văn hóa giao thông là một điều hết sức cần thiết không chỉ ở nước ta nói riêng mà còn nói chung ở các quốc gia trên thế giới.
– Văn hóa giao thông vừa là động lực vừa là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện.
– Xây dựng được văn hóa giao thông lành mạnh, mọi người tham gia giao thông đều có ý thức và trách nhiệm thì sẽ tạo nên môi trường lành mạnh, nâng cao văn hóa ứng xử giao thông -> Hạn chế tai nạn cũng như mang lại sự trong lành cho những cung đường.
– Góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước ta hiện nay
Việc xây dựng văn hóa giao thông không phải là nhiệm vụ của mỗi một ai mà là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, từ trẻ nhỏ đến người già, từ nam đến nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc…
Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục. Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, người thực thi công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và hành vi ứng xử khi tham gia giao thông của người dân là rất quan trọng, qua đó góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông xảy ra. Văn hóa giao thông không ở đâu xa mà tồn tại trong ý thức, cách nghĩ, việc làm của mỗi người.
Đội nón bảo hiểm khi đi xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định, không đi xe trên vỉa hè, chấp hành nghiêm tín hiệu đèn giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông; không sử dụng bia, rượu khi điều khiển phương tiện giao thông; không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông;… là những hành động thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông. Nét đẹp trong văn hóa giao thông đôi khi chỉ là một hành động nhỏ như nhường đường khi tham gia giao thông.
>>> Tham khảo: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa phòng ngừa và đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
– Việc ban hành những quy định cũng như thắt chặt giao thông cũng cần phải khiến cho dân phục và làm theo một cách tự giác.
– Cần có sự phối hợp ăn ý và có văn hóa giữa người tham gia giao thông và những người quản lý giao thông.
– Cần xây dựng văn hóa xe bus sao cho lành mạnh để mọi người có thể hạn chế sự ách tắc và tai nạn giao thông hiện nay.
– Cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông.
– Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông nói riêng và người dân nói chung về an toàn giao thông
– Rà soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp liên quan đến an toàn giao thông để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
– Nghiên cứu xây dựng giải pháp văn hóa giao thông phù hợp, cụ thể với từng địa phương, địa bàn.
– Phê phán, lên án những hành vi thiếu đạo đức, thiếu văn hoá gây ra những hậu quả nghiêm trọng…
– Tích cực và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, thoái hoá của một bộ phận công chức, viên chức tham gia điều hành, quản lý hệ thống giao thông.
– Xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông…
------------------------------
Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Vai trò ý nghĩa của văn hóa giao thông đối với em và những người xung quanh và tìm hiểu thêm về văn hóa giao thông. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!