logo

Vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề điện dân dụng?

Câu hỏi: Vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề điện dân dụng?

Trả lời:

• Các hoạt động sản xuất đều phải sử dụng điện năng: máy vi tính, máy in, ...

• Các hoạt động sinh hoạt đa số đều sử dụng điện năng: sấy tóc, sạc pin điện thoại, ...

• Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường, ... để làm công tác về điện.

• Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về Điện dân dụng, đặc điểm của điện dân dụng dưới đây nhé!


I. Khái niệm điện dân dụng là gì ?

    Điện dân dụng đây là nghề bao gồm sản xuất, sửa chữa, lắp đặt tất cả các thiết bị liên quan đến điện năng, đồ dùng điện thắp sáng, dây dẫn…đồng thời nó cũng được lắp đặt nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, sản xuất với quy mô nhỏ và lớn

Vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề điện dân dụng?

    Ở nước ta, điện dân dụng rất phổ biến và đa dạng, được sử dụng chủ yếu công trình nhà dân, công ty, xí nghiệp, khu vực nông thôn và thành phố…

   Điện dân dụng là điện xoay chiều và 1 chiều gồm 1 pha, 2 pha và 3 pha có số vôn quy trình từ 110V – 380V.


II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề

1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng

Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng gồm:

• Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.

• Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V.

• Thiết bị đo lường điện.

• Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.

• Các loại đồ dùng điện.

2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt

Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện

Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện

- Lắp đặt đường dây hạ áp

- Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà

- Lắp đặt máy điều hòa không khí

- Lắp đặt máy bơm nước

- Sửa chữa quạt điện

- Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt

3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

   Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường:

- Làm việc ngoài trời.

- Thường phải đi lưu động.

- Làm việc trong nhà.

- Nguy hiểm vì gần khu vực có điện.

- Làm việc trên cao, ...

4. Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động

• Kiến thức: tốt nghiệp trung học cơ sở, hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện và một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện.

• Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.

• Thái độ: yêu thích công việc, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.

• Sức khoẻ: có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp ...

5. Triển vọng của nghề

• Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

• Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.

• Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn miền núi.

• Do sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật → nhiều thiết bị mới có tính năng hiện đại đòi hỏi người thợ cần cập nhật kiến thức và kĩ năng liên tục.

6. Những nơi đào tạo nghề

• Các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kĩ thuật.

• Các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

• Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và tư nhân.

7. Những nơi hoạt động nghề

• Những công việc của nghề điện ở các hộ gia đình tiêu dùng điện, trong các xí nghiệp, cơ quan, nông trại, đơn vị kinh doanh.

• Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện.


III. Học ngành điện dân dụng ra làm gì ? (mở rộng )

    Với nhu cầu xã hội ngày càng phát triển và đi lên, nghề điện dân dụng trở nên hot với su thế cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên nhiều người học chuyên ngành điện nhưng vẫn không biết tương lại mình sẻ làm gì ?

    Đối với ngành điện nói chung thì rất rộng nó bao gồm công việc sản xuất các thiết bị điện như bóng đèn, dây dẫn, bo mạch… chưa nói đến công việc bảo trì điện cho các nhà máy xí nghiệp cụ thể như:

1. Thực hiện lắp đặt các thiết bị liên quan đến ngành điện dân dụng như bóng đèn, quạt trần, điều hòa, hệ thống âm thanh…

2. Sửa chữa, bảo trì hệ thống điện gặp sự cố chập cháy, ngắn mạch, đoản mạch

3. Thi công mạng lưới điện nổi, điện âm tường, đi lại hệ thống điện công trình mới cũ…

4. Thực hiện công việc vận hành động cơ không đồng bộ ba pha bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây để tạo chiều quay cho động cơ xoay chiều

5. Sửa chữa lại các đường dây điện bị đứt, có thể đấu nối, lắp công tấc, bảng điện, ổ cắm theo sơ đồ bảng thiết kế. Phục vụ mọi người lắp các đường dây và hệ thống điện cao áp , đèn chiếu sáng tại khu vực yêu cầu

6. Phục vụ lắp đặt các thiết bị cảnh báo, điều khiển, hệ thống mạch điện tự động báo cháy, các thiết bị chiếu sáng, chống trộm…

7. Điều chỉnh các hoạt động máy biến áp, có thể lắp đặt mạch, quấn dây, sửa chữa các mạch điện tự động, chỉnh lưu máy biến áp

8. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các công việc liên quan như sửa chữa máy cưa, máy hàn, máy cắt, máy bơm nước… thiết bị liên quan đến cơ

    Trên là 8 công việc mà một người thợ điện khi học xong phải làm. Không chỉ nghề nghiệp gắng bó với những nội dụng trên mà họ cũng phải đáp ứng các biện pháp an toàn điện để đảm bảo công việc được hiệu quả hơn

icon-date
Xuất bản : 28/10/2021 - Cập nhật : 30/10/2021