Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam.
Trả lời
Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam.
Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 5/9 di sản thế giới tại Việt Nam).
Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Liên Chiểu và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.
Xem thêm:
>>> Các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
Trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế các địa phương vùng KTTĐ miền Trung
ĐVT: %
Địa phương |
2001- 2005 |
2006- 2010 |
2011- 2015 |
2016- 2019 |
2011- 2019 |
2001-2019 |
Thừa Thiên Huế | 11,95 | 11,97 | 5,36 | 9,63 | 7,23 | 9,70 |
Đà Nắng | 12,75 | 13,68 | 8,09 | 14,25 | 10,78 | 12,05 |
Quảng Nam | 9,59 | 12,04 | 13,87 | 10,69 | 12,45 | 11,58 |
Quảng Ngãi | 10,08 | 19,84 | 8,38 | 5,85 | 7,25 | 11,19 |
Bình Định | 8,93 | 12,84 | 6,04 | 6,86 | 6,40 | 8,73 |
Vùng KTTĐ MT | 10,58 | 13,81 | 7,46 | 8,99 | 8,14 | 10,25 |
Bảng 1 cho thấy, tốc độ tăng GRDP bình quân toàn vùng giai đoạn 2001-2019 luôn được duy trì ở mức tăng trưởng cao (10,25%/năm), trong đó giai đoạn 2011-2019 có sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể so với thời kỳ trước (8,14%), song vẫn cao hơn mức tăng trưởng trung bình chung của cả nước (6,2%/năm). Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng kinh tế vùng chỉ đạt mức 7,46 %/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tếViệt Nam và các địa phương nội vùng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và việc nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngừng sản xuất để bảo dưỡng vào năm 2014 cũng khiến tăng trưởng toàn vùng bị giảm sút.
Nhìn chung, hầu hết các địa phương nội vùng đều duy trì được mức tăng trưởng cao cho cả giai đoạn 2001-2019. Thành phố Đà Nẵng là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng, bình quân 12,05%/năm. Tiếp đến là Quảng Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,58% / năm. Quảng Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài là nhờ vào vai trò quan trọng của khu kinh tế mở Chu Lai, trong đó khu phức hợp ô tô Chu Lai Trường Hải đã góp phẩn phát triển ngành công nghiệp cơ khí ô tô Việt Nam, tạo ra một số sản phẩm công nghiệp có giá trị lớn, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (Tổng cục Thống kê, 2019). Quảng Ngãi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời kỳ dài (11,19%/năm), nhờ vào đóng góp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất từ năm 2009. Trong khi đó, Bình Định là địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng, vào khoảng 8,73%/năm.
Mặc dù vùng kinh tế trọng điểm miền Trung duy trì được mức tăng trưởng cao trong thời gian dài, song quy mô nền kinh tế vùng còn tương đối nhỏ và chiếm tỷ trọng khá thấp trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2001, quy mô GRDP toàn vùng chỉ chiếm khoảng 5% GDP cả nước thì đến năm 2019 cũng chỉ tăng lên mức 7,09%. Điều này hàm ý, xuất phát điểm của kinh tế vùng còn khá thấp, đóng góp kinh tế của vùng trong nền kinh tế quốc gia chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng kinh tế động lực.
Tỷ trọng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP toàn vùng giảm mạnh từ 30,39% năm 2000 xuống còn 17,7% năm 2010 và 14,12% vào năm 2019, song vẫn còn cao hơn mức bình quân 13,96% của cả nước. Ngược lại, đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng có sự tăng giảm theo trình độ phát triển của nền kinh tế, năm 2000 tỷ lệ ngành công nghiệp - xây dựng trong GRDP là 29,13% thì năm 2010 con số này tăng lên mức 41,66%, sau đó sụt giảm xuống còn 39,28% vào năm 2019. Ngành dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng dẩn theo thời gian, năm 2000 ngành dịch vụ chiếm 40,48% GRDP toàn vùng thì đến năm 2019 con số này đã nhích mức 46,61 %, cao hơn cả mức đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng. Như vậy, cơ cấu kinh tế ngành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng đóng vai trò đẩu tàu trong tăng trưởng kinh tế vùng.
Ngành | Thừa Thiên Huế | Đà Nắng | Quảng Nam | Quảng Ngãi | Bình Định | KTTĐ MT |
Nông nghiệp | 10,2 | 1,7 | 12,6 | 17,1 | 25,3 | 14,1 |
Công nghiệp | 32,0 | 28,7 | 34,0 | 53,7 | 32,3 | 39,3 |
Dịch vụ | 49,4 | 64,4 | 34,6 | 28,3 | 37,9 | 46,6 |
Mặc dù cơ cấu kinh tế ngành của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có sự dịch chuyển đáng kể theo hướng tiến bộ, song cơ cấu kinh tế ngành của từng địa phương nội vùng có sự khác biệt đáng kể (bảng 4). Đà Nằng và Thừa Thiên Huế có cơ cấu kinh tê ngành tiến bộ với đóng góp phần lớn của ngành dịch vụ. Ngược lại, tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong GRDP của các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định còn khá cao, cá biệt tỷ lệ này của Bình Định là 25,3%, cao hơn đáng kể so với mức bình quân chung toàn vùng. Đặc biệt, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GRDP của tỉnh Quảng Ngãi chỉ ở mức 22,8%, thấp hơn đáng kể so với mức bình quân chung toàn vùng.