logo

Vai trò của chất bột đường là

icon_facebook

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Vai trò của chất bột đường là” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về chất bột đường là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bộ môn Khoa học 4.


Trả lời câu hỏi: Vai trò của chất bột đường là gì?

Vai trò của chất bột đường :

- Đối với người lớn

+ Chất bột đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng của cơ thể.

+ Khi vào cơ thể, chúng chuyển thành đường glucose. Glucose được các tế bào sử dụng làm năng lượng cho các hoạt động sinh hoá, phần thừa chuyển hoá thành mỡ.

+ Chất bột đường giúp cấu tạo nên các tế bào và mô, còn giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt, đào thải các chất độc hại do có chứa chất xơ.

- Đối với trẻ em

+ Chất bột đường đóng vai trò thiết yếu với sức khoẻ của trẻ, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vận động, điều khiển các cơ quan vận động khác.

+ Chúng còn hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh, giúp hệ thần kinh của trẻ hoạt động hiệu quả.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về chất bột đường dưới đây nhé!


Kiến thức mở rộng về chất bột đường


1. Chất bột đường là gì?

- Chất bột đường hay còn được biết đến với tên carbohydrate hoặc glucid. Đây là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng – cùng với protein và chất béo – mà cơ thể chúng cần hàng ngày. Carbohydrate  là nguồn năng lượng chính của cơ thể: cung cấp năng lượng cho não thận và hệ thần kinh trung ương.

- Chất xơ là một loại carbohydrate hỗ trợ tiêu hóa giúp bạn cảm thấy no và kiểm soát được mức cholesterol trong máu. Cơ thể của bạn có thể lưu trữ thêm carbohydrate trong cơ bắp và gan để sử dụng khi không nhận đủ chất bột đường trong chế độ ăn uống. Một chế độ ăn thiếu chất bột đường có thể gây đau đầu mệt mỏi yếu tập trung buồn nôn táo bón hôi miệng và thiếu hụt vitamin và vi khoáng.


2. Chất bột đường có trong thực phẩm nào?

- Nhóm ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến của khoai củ

Vai trò của chất bột đường là

- Nhóm ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến của khoai củ là các thực phẩm cung cấp chủ yếu chất bột đường trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, nhóm này còn cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, nhất là trong ngũ cốc nguyên cám.

- Để dễ nhớ:

+ Gạo tẻ, gạo lứt, yến mạch, bột gạo, bột mì trắng, bột mì nguyên cám, nui khô, mì khô, bún khô, bún gạo lứt, bánh tráng khô, bột dong, miến dong khô, bột sắn dây… tóm lại là ngũ cốc và khoai củ khô. Trong 100g chứa khoảng 340kcal, trong đó có 75g glucid. Các loại thực phẩm nguyên cám như gạo lứt, bột mì nguyên cám, yến mạch…có năng lượng gần như gạo trắng, nhưng lại được khuyến cáo sử dụng vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thấp hơn. Nhờ đó mà ổn định đường huyết, bổ sung dinh dưỡng, làm no lâu để hạn chế ăn nhiều bữa.

+ Bắp, bánh phở, bún tươi, bún gạo lứt, nui luộc, mì luộc, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ, khoai mì, củ ấu, củ dong, củ sắn dây… 100g chứa khoảng 110 – 120kcal (1/3 so với gạo và ngũ cốc khô) trong đó có 25g glucid.

+ Một chén cơm bình thường chứa 200kcal, trong đó có 45g glucid. Lượng cơm trong 1 đĩa cơm tấm hoặc một phần cơm có khoảng 1,5 chén cơm.

+ 1 lát bánh mì sandwich, 2/3 ổ bánh mì có 20g đường.

- Đường đơn

+ Đường tự do: Có nhiều trong đường cát tinh luyện, mật ong, siro,… Chúng cung cấp rất nhiều “calo rỗng” (do đã mất hết các lượng vi chất dinh dưỡng) và chúng ta có thể dễ dàng ăn chúng quá nhiều.

+ Sữa và các loại đường tự nhiên: Các loại đường tự nhiên có nhiều trong trái cây và một số rau củ. Các chất xơ bên trong các loại thực phẩm này đảm bảo đường được hấp thụ từ từ.

- Nhóm trái cây

Vai trò của chất bột đường là (ảnh 2)

+ Nhóm trái cây cung cấp chất bột đường chủ yếu dưới dạng fructose. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng.

+ Tương tự như nhóm rau củ, một đơn vị trái cây tương đương với 80g các loại. Trong đó, có 8g glucid và 1g protein, tổng 35kcal. Một ngày nên ăn khoảng 3 đơn vị nhóm trái cây.

+ Một số loại trái cây sẽ có nhiều đường hơn một chút, ví dụ: sầu riêng, quả trứng gà, chôm chôm, nho ngọt, lựu, na, xoài chín, mít… Nếu không muốn nạp quá nhiều đường vào cơ thể, bạn nên ăn những loại này với lượng vừa thôi nhé!

- Lưu ý: các loại trái cây và đóng hộp chứa rất nhiều đường và hao hụt một lượng vitamin đáng kể; không được tính vào nhóm này. Nên sử dụng trái cây tươi.


3. Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu chất bột đường?

- Thực phẩm giàu chất bột đường là cơm, bánh mì, nui, bún, phở, mì gói, bánh qui, khoai, sắn, các loại đậu, một số loại trái cây… Bạn cần tính tổng số chất bột đường trong các loại thực phẩm đã ăn trong ngày thay vì chỉ tính lượng cơm, mì, bún…

- Lượng chất bột đường cần cắt giảm xuống mức 55 – 60% nhu cầu năng lượng một ngày. Lượng chất béo chiếm 20-25% và chất đạm chiếm 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Chất xơ cần thiết để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cần cung cấp 20 – 30g mỗi ngày. Lượng chất bột đường khoảng từ 275 – 300g mỗi ngày tùy theo tuổi tác, trọng lượng cơ thể và tình trạng dinh dưỡng, đường huyết của người đái tháo đường. Nên chọn loại gạo, ngũ cốc nguyên vỏ hoặc ít xay xát sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và còn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin nhóm B như gạo lứt, gạo mầm, hạt/đậu nguyên vỏ.

- Các loại trái cây ngọt chứa nhiều đường như sầu riêng, mít, xoài, nhãn sẽ làm tăng đường huyết nên cần hạn chế sử dụng. Nên hạn chế các loại thức ăn đồ uống có nhiều đường như nước ngọt, bánh quy, kẹo, chè, kem… vì chúng chứa nhiều đường hấp thu nhanh nên làm đường huyết tăng cao ngay sau ăn. Có thể sử dụng một số thực phẩm dùng các loại đường ăn kiêng như xylitol, mannitol, sorbitol… để chế biến nhưng vẫn cần chú ý đến lượng chất bột đường trong thành phần của thực phẩm


 4. Một số nguồn chất bột đường lành mạnh.

+ Thực phẩm giàu carbohydrate lành mạnh (chứa 12 gram carbohydrate trở lên mỗi khẩu phần) bao gồm:

- Ngũ cốc nguyên hạt: quinoa, rau dền, lúa mạch, gạo nâu, bột yến mạch, mì ống ngũ cốc và ngũ cốc ăn sáng ngũ cốc nguyên hạt.

- Trái cây: quả mọng, trái cây họ cam quýt, dưa, táo, lê, chuối và kiwi.

- Rau có tinh bột: khoai lang, khoai mỡ, ngô. đậu và cà rốt.

- Các loại đậu: đậu lăng, đậu đen, đậu pinto, đậu hải quân, đậu xanh và đậu nành.

- Sản phẩm sữa: sữa ít béo, sữa chua nguyên chất và sữa chua đậu nành.

+ Thực phẩm lành mạnh có lượng carbohydrate thấp hơn (dưới 10 gram mỗi khẩu phần) bao gồm:

- Các loại rau không chứa tinh bột: rau xanh, rau bina, bắp cải, măng tây, cà chua, bông cải xanh, súp lơ, đậu xanh, dưa chuột, ớt, bí xanh và nấm.

- Các loại hạt và hạt: hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, đậu phộng và quả hồ trăn.

- Sữa đậu nành và đậu phụ.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads