logo

Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật như thế nào?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật như thế nào?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Sinh học 11.


Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật như thế nào?

N: Kích thích cây trồng phát triển mạnh

P: Kích thích sự phát triển bộ rễ của thực vật.

K: Cần cho quá trình tổng hợp chất diệp lục, kích thíc quá trình ra hoa, làm hạt

S: Cần cho quá trình tổng hợp protein

Ca và Mg: Cần cho thực vật để sản sinh chất diệp lục

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về biểu hiện và nguyên nhân cụ thể của thực vật khi bị thiếu các nguyên tố hóa học nhé!


Kiến thức mở rộng về biểu hiện và nguyên nhân cụ thể của thực vật khi bị thiếu các nguyên tố hóa học


1. Sắt (Fe):

 - Vai trò:

+ Cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, xúc tiến các hoạt động của nhiều loại men ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hóa  trong cây

+ Hình thành diệp lục, làm lá cây có màu xanh, cung cấp oxi cho cây trồng.

+ Hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử, giúp cho quá trình tổng hợp protein

- Biểu hiện cây thiếu sắt:

+ Cây thiếu sắt sẽ có biểu hiện: lá màu xanh nhợt nhạt, giữa các gân lá mầu xanh có khoảng giữa mầu vàng.

– Khi bệnh nặng, toàn bộ cây chuyển thành màu vàng cho tới trắng lợt.

+ Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh.

+ Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già.

- Nguyên nhân:

 + Sắt không được tái sử dụng nên dễ xảy ra thiếu sắt khi bón phân không cân đối, làm mất cân đối về Cu, Mn, Mo, nhiều khí CO2

+ Đất có pH cao (do bón vôi, độ ẩm thấp, bón nhiều phân Lân), hàm lượng carbonat cao

+ Do di truyền của cây

+ Do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp

Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật như thế nào?

2. Mangan (Mn):

- Vai trò:

+ Góp phần tạo nên enzym, hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây: sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat,

+ Tham gia trực tiếp vào quá trìnhquang hợp, quá trình hô hấp, quá trình tổng hợp các chất hữu cơ, quá trình vận chuyển, sự chuyển hóa hơi nước, chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả), sự chống chịu hạn của cây.

+ Ảnh hưởng đến sự tổng hợp các chất đường bột, hợp chất có đạm, các axit hữu cơ, sắc tố, vitamin…

+ Tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt

+ Tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi.

- Biểu hiện thiếu Magan

– Bắt đầu từ những lá non, lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm, giữa những gân lá sẽ có màu vàng, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen.

- Nguyên nhân:

 + Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những đất kiềm, đất chua sau khi bón vôi, đất thoáng khí và chân đất giàu hữu cơ

+ Hiện tượng thiếu Mangan cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt.

+ Điều kiện thời tiết lạnh, úng nước cũng gây ra hiện tượng thiếu Mn. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.


3. Đồng (Cu):

- Vai trò:

 + Cu cần thiết cho sự hình thành Diệp lục

+ Làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây

- Biểu hiện thiếu Cu ở cây trồng:

+ Lá rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá,

+ Lá biến cong và cây không ra hoa được.

+ Xuất hiện hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.

- Nguyên nhân:

 + Những vùng đất đầm lầy, ruộng lầy thụt thường xảy ra hiện tượng thiếu Cu

Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật như thế nào? (ảnh 2)

4. Bo (B):

–  Vai trò:

+ Nhu cầu Bo cho từng loại đất là rất khác nhau

+ Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.

 + Bo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein.

 + Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác,

+ Ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.

+ Bo giúp làm tăng khả năng chống đổ cho cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh độc NH3) và sự tổng hợp glucid.

+ Bo có lợi cho sự ra hoa và tạo quả, làm tăng sự vận chuyển các chất giúp cây sinh trưởng và tăng khả năng chịu hạn

- Biểu hiện thiếu Bo:

 + Thiếu B làm làm đình trệ sự vận chuyển nước và muối khoáng đến các đỉnh sinh trưởng, gây nên hiện tượng chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thối dần.

+ Gây rối loạn trong sự hình thành cơ quan sinh sản, một số trường hợp không có túi phấn và nhụy, hoa không hình thành.

+ Tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng,

+ Rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.

   Bón phân không cân đối, phân bón không có đủ vi lượng cần thiết.


5. Molypđen (Mo):

- Xúc tiến quá trình cố định đạm, sử dụng đạm của cây và tổng hợp diệp lục tố.

- Là thành phần của men khử nitrate và men nitrogenase.

- Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm.


6. Vai trò của Clo (Cl):

 + Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng.

+ Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây.

+ Clo tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men.

+ Clo tham gia vào quá trình vận chuyển một số chất như Canxi, Magie, Kali ở trong cây,

+ Đóng vai trò điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước…

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022