logo

Tuổi của cây một năm được tính theo

Câu hỏi: Tuổi của cây một năm được tính theo

A. Lóng         

B. Lá

C. Chồi nách         

D. Cành

Lời giải :

Đáp án: B. Lá

Giải thích:

Tuổi của cây một năm được tính bằng số lá trên cây.

Tuổi của cây lâu năm được tính bằng số vòng gỗ ở thân

VD: cây cà chua khi có 9 lá sẽ bắt đầu phân hóa phát sinh thêm 5 lá và cụm hoa.

Tuổi của cây một năm được tính theo

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về cách tính tuổi của cây qua bài phát triển ở thực vật có hoa nhé:


I/ Phát triển là gì?

Phát triển ở thực vật có hoa được biểu hiện ở 3 quá trình liên quan:

- Sinh trưởng.

- Phân hóa tế bào và mô.

- Phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt).

Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống TV. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng (phân hoá) ở hoa, quả, hạt. Sinh trưởng ở thực vật gắn liền với quá trình phát triển và sinh trưởng là cơ sở và tiền đề của phát triển.

Sự ra hoa của TV phụ thuộc vào tuổi cây, hooc môn ra hoa và các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, quang chu kỳ).


II/ Những nhân tố chi phối sự ra hoa

1/ Tuổi của cây

- Tuổi của cây một năm được tính bằng số lá trên cây.

- Tuổi của cây lâu năm được tính bằng số vòng gỗ ở thân

- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

- Ví dụ: Cà chua ra hoa khi có lá thứ 14.

2/ Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ

a) Nhiệt độ thấp

- Một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí ở nhiệt độ thấp.

- Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hóa.

b) Quang chu kì

là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới ST và PT của cây. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.

- Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây:

+ Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ), VD: đậu tương, vừng, cà phê, cà tím, mía...

+ Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ), VD: hành, cà rốt, lúa mì...

+ Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). VD: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương...

Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các protein hấp thụ ánh sáng), ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.

Hoocmôn ra hoa (florigen) là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.

c) Phitôcrôm

- Là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

- Sắc tố này làm cho hạt nảy mầm, cây nở hoa, khí khổng ở lá mở, tham gia phản ứng quang chu kì.

3/ Hoocmôn ra hoa

- Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen) và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.


III/ Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.


IV/ Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển

1/ Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng

- Trong ngành trồng trọt: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái ngủ, ví dụ thúc củ khoai tây nảy mầm.

- Trong công nghiệp rượu bia: Sử dụng hoocmôn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

2/ Ứng dụng kiến thức về phát triển

- Chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa.

- Xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.

icon-date
Xuất bản : 13/07/2021 - Cập nhật : 13/07/2021