logo

Từ láy có âm cuối Ng

icon_facebook

Câu hỏi: Từ láy có âm cuối Ng

Trả lời:

Từ láy có âm cuối Ng

lang thang

loáng thoáng

lông bông

leng keng

lúng túng

chang chang

văng vẳng

loạng choạng

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các kiến thức hữu ích khác nhé!

[CHUẨN NHẤT] Từ láy có âm cuối Ng

1. Động từ


Khái niệm động từ

Động từ là các từ ngữ dùng biểu thị các hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng hoặc của con người.


Phân loại động từ

Trong động từ chia làm 2 loại chính đó là:

– Động từ chỉ hành động, trạng thái: không yêu cầu động từ khác đi kèm.

+ Động từ hành động: giải đáp câu hỏi: “làm gì”.

+ Động từ chỉ trạng thái: giải đáp câu hỏi: “làm sao”

– Động từ tình thái: cần động từ khác đi kèm mới rõ hoặc đầy đủ nghĩa.


2. Câu cầu khiến là gì?

- Khái niệm: Câu khiến (câu cầu khiến, câu mệnh lệnh) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn ,… của người nói, người viết với người khác.

- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm.

- Đặc điểm câu khiến:

    + Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường đến từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.

    + Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó.

    + Có từ ngữ điều cầu khiến trong câu ví dụ như: ngay, nào, đừng, hãy, thôi…

    + Thông thường kết thúc câu bằng dấu chấm than để nhấn mạnh câu nói.

- Chức năng:

    + Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để đặt câu cho phù hợp.

Ví dụ:

– Cả lớp trật tự!

Đây là câu cầu khiến với mục đích ra lệnh

– Hãy uống thuốc đúng giờ.

Đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên nhủ

– Mình đi ăn cơm đi!

Đây là câu cầu khiến có mục đích đề nghị

Ngoài ra, trong một số trường hợp giao tiếp, câu cầu khiến được tối giản chủ ngữ

– Mở cửa!

– Im lặng!

– Đi nhanh!

- Cách đặt câu cầu khiến:

    + Thêm từ hãyhoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước ĐT.

    + Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,…vào cuối câu.

    + Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,…vào đầu câu.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

icon-date
Xuất bản : 17/11/2021 - Cập nhật : 21/11/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads