Tư hữu chính là thuộc quyền sở hữu cá nhân, thường được phân biệt với công hữu. Tư hữu bao gồm quyền tư hữu, chế độ tư hữu, ruộng đất tư hữu,… Tư hữu chính là ngọn nguồn sinh ra giai cấp và các quan hệ đối kháng giai cấp, sinh ra nhà nước và quyền lực của giai cấp thống trị nắm giữ.
Sự hợp tác lao động, sự công bằng và bình đẳng về hưởng thụ trong xã hội nguyên thủy, một phần là do tình trạng đời sống còn quá thấp kém tạo nên. Nhưng từ khi có sản phẩm thừa thì tình hình lại diễn ra khác hẳn. Sự phát triển của nền sản xuất cá thể theo từng gia đình phụ hệ, do khả năng lao động của các gia đình khác nhau làm cho của cải tích lũy ngày càng nhiều trong tay một số cá nhân hay gia đình, thường là các gia đình tộc trưởng, tù trưởng hay các bô lão, thủ lĩnh quân sự.
Mặt khác, những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội chi cho các công việc chung. Đồng thời, họ cũng tự cho phép mình được “lĩnh” một khẩu phần nhiều hơn những người khác. Chẳng bao lâu họ trở nên giàu hơn mọi người. Dần dần, xã hội thị tộc đã bị phân hóa thành kẻ giàu người nghèo. Những người giàu có thì hợp thành tầng lớp quý lộc chiếm hữu nhiều ruộng đất, của cải…, còn những kẻ nghèo khó gồm đông đảo các thành viên của thị tộc, bộ lạc thì bị mất dần của cải và tư liệu sản xuất, cuối cùng họ rơi vào tình trạng bị lệ thuộc tầng lớp trên và bị tầng lớp này áp bức bóc lột không khác gì nô lệ. Do có lương thực và thực phẩm dư thừa, người ta không giết tù binh bắt được trong các cuộc xung đội mà giữ lại nuôi để làm lao động cho thị tộc. Lúc đầu, họ phải làm những công việc chung cho cả thị tộc, dần dần một số người đã lợi dụng chức phận và uy tín cá nhân, bắt những người tù binh phục vụ cho riêng mình. Họ đã bị biến thành nô lệ trong các gia đình quý tộc, quan lại.
Như vậy, chế độ tư hữu được hiểu là việc chiếm hữu riêng của một số bộ phận giai cấp vì mục đích cá nhân. Trong nền kinh tế, tài sản thường đượ coi là quyền sở hữu (quyền đối với số tiền thu được từ tài sản) và kiểm soát tài nguyên hoặc hàng hóa. Nhiều nhà kinh ế cho rằng quyền quyền tài sản cần phải được cố định và cần phải diễn đạt mối quan hệ giữa các bên khác để có hiệu quả hơn.
Nguyên nhân xuất hiện tư hữu trong chế độ nguyên thủy là do sự xuất hiện của của cải dư thừa. Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” bởi vì người ta sống theo cộng đồng, dựa vào nhau.
Tuy nhiên, khi công cụ bằng kim loại xuất hiện, năng suất lao động tăng, của cải làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa. Trong xã hội, một số người giữ chức phận khác nhau như: chỉ huy dân binh, chuyên trách về nghi lễ hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc,…
Những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm của xã hội cho riêng mình. Chẳng bao lâu, họ có nhiều của cải hơn người khác. Vì thế, do nguyên nhân đó, chế độ tư hữu xuất hiện.
Chính vì tư hữu xuất hiện đã dẫn đến sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy bao gồm:
- Các mối quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
- Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo, gia đình phụ hệ thay thế gia đình mẫu hệ.
- Lao động của các gia đình khác nhau dẫn đến số của cải của từng gia đình khác nhau. Mặt khác những người có chức quyền cao sẽ giữ số của cải dư thừa nhiều dẫn đến sự phân biệt giàu – nghèo xuất hiện.
- Xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp.
- Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại.
Vì sao trong xã hội nguyên thuỷ lại không có chế độ tư hữu?
Trong xã hội nguyên thủy chúng ta không có chế độ tư hữu bởi vì con người ngày đó sống trong thị tộc, bộ lạc. Họ sống dựa vào nhau. Trong xã hội nguyên thủy thì sự công bằng và bình đẳng được ưu tiên hàng đầu.
Con người trong xã hội nguyên thủy phối hợp với nhau để kiếm thức ăn. Lượng thức ăn kiếm ra vừa đủ ăn và họ hưởng thụ thành quả bằng nhau. Chính vì thế không xuất hiện sự dư thừa. Đó là tính cộng đồng trong thị tộc.
Trong kinh tế học và xã hội học, tư liệu sản xuất là các đầu vào như nguyên liệu, lực lượng lao động, công cụ lao động, vốn nhà nước, tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế.
Trong một xã hội nông nghiệp tư liệu sản xuất là đất đai và cuốc xẻng. Trong một xã hội công nghiệp, tư liệu sản xuất là hầm mỏ và nhà máy. Trong một xã hội tri thức, tư liệu sản xuất là máy tính và văn phòng. Theo một nghĩa rộng, tư liệu sản xuất bao gồm cả tư liệu phân phối như internet, đường ray xe lửa, và các kho chứa hàng.
Quyền sở hữu của tư liệu sản xuất trong xã hội là một yếu tố quan trọng trong việc phân loại các hệ thống kinh tế khác nhau. Trong thuật ngữ kinh tế học cổ điển, tư liệu sản xuất là những “yếu tố sản xuất”, bỏ qua vốn đầu tư và yếu tố con người.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, “xóa bỏ chế độ tư hữu” là một vấn đề lớn. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào hai vấn đề: một là, chế độ tư hữu đã gây ra tội lỗi gì khiến cho nó cân phải bị xóa bỏ và hai là, nếu “xóa bỏ chế độ tư hữu” là cần thiết, là tất yếu thì thời điểm lịch sử của sự kiện đó là khi nào?
Như vậy, chế độ tư liệu sản xuất của tư bản chủ nghĩa sẽ được hiểu theo một số vấn đề sau đây:
- Về vấn đề chế độ tư hữu đã gây ra tội lỗi gì khiến cho nó cần phải bị xóa bỏ, câu trả lời có rất rõ trong Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844 của C.Mác: chế độ tư hữu khiến cho con người bị tha hóa. Cũng như nói thêm rằng, sự phát triển của kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc như Adam, Xmit,…cùng sự phát triển mạnh mẽ và điển hình của chủ nghĩa tư bản thời kỳ đó là hai điều kiện chín muồi cho những kết luận về chế độ tư hữu và “xóa bỏ chế độ tư hữu” của C.Mác.
- Trong Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844, C.Mác đã chỉ ra và phân tích rất rõ chế độ tư hữu khiến cho con người bị tha hóa như thế nào trên hai phương diện: một là, sự tha hóa của con người công nhân trong sản phẩm lao động của anh ta; và hai là, sự tha hóa của người công nhân “trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất”.
- Ở phương diện thứ nhất, biểu hiện của sự tha hóa là, sản phẩm do lao động của người công nhân làm ra không nhưng không thuộc về anh ta, mà còn “đối lập người sản xuất”. Người công nhân sản xuất càng nhiều của cải, sức mạnh và công nhân càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ mạt. Thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới con người càng mất giá trị. Nói chung, anh ra làm ra càng nhiều vật phẩm anh ta có thể chiếm hữu được càng ít và anh ta bị chính sản phẩm do mình làm ra-tư bản-thống trị càng mạnh.
- Ở phương diện thứ hai, “sự tha hóa của công nhân trong sản phẩm của anh ta không chỉ có ý nghĩa là lao động của anh ra trở thành một vật phẩm, có được sự tồn tại bên ngoài, mà còn có ý nghĩa là lao động của anh ta tồn tại.
Như vậy, chế độ tư hữu tư liệu sản xuất đã khiến con người trong tư bản chủ nghĩa trở nên xa lạ với chính mình. Ở giai đoạn tư bản chủ nghĩa đã khiến cho giá trị con người bị hạ thấp xuống chỉ bằng máy móc, khiến cho người công nhân “cảm thấy mình chỉ còn là con vật” trong những chức năng con người của anh ta, khiến cho “cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật. Cuối cùng, theo một số ý kiến thì chủ nghĩa tư bản không xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà cụ thể là xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản”-“biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia.
Các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith và Karl Marx thường nhận ra tầm quan trọng của quyền tư hữu trong quá trình phát triển kinh tế và các nhà kinh tế chính thống hiện đại đồng ý với sự công nhận này. Một lời giải thích được chấp nhận rộng rãi là các quyền tư hữu nếu được thực thi tốt sẽ tạo động lực cho các cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế, như đầu tư, đổi mới và trao đổi, dẫn đến một thị trường hiệu quả hơn. Sự phát triển của quyền tư hữu ở châu Âu trong thời trung cổ là một ví dụ.
Trong thời đại này, toàn bộ quyền lực chính trị rơi vào tay các chế độ quân chủ cha truyền con nối, những kẻ này lạm dụng quyền lực của họ để bóc lột các nhà sản xuất, đánh thuế tùy tiện hoặc từ chối trả các món nợ. Việc thiếu bảo vệ quyền sở hữu đã tạo ra rất ít động lực cho chủ đất và thương nhân đầu tư vào đất đai, vốn vật chất hoặc nhân lực hoặc công nghệ. Sau Nội chiến Anh 1642-1646 và Cách mạng Vinh quang năm 1688, sự thay đổi quyền lực chính trị khỏi vua Stuart đã dẫn đến việc tăng cường quyền sở hữu của cả chủ sở hữu đất đai và tư bản. Do đó, sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã diễn ra, tạo tiền đề cho Cách mạng Công nghiệp.
Quyền tài sản cũng được cho là giảm chi phí giao dịch bằng cách cung cấp một giải pháp hiệu quả cho các xung đột về nguồn lực khan hiếm. Thực tiễn, sử dụng dữ liệu lịch sử của các thuộc địa cũ của châu Âu, Acemoglu, Johnson và Robinson tìm ra bằng chứng thuyết phục rằng các thể chế kinh tế tốt – những tổ chức cung cấp quyền tư hữu an toàn và bình đẳng về cơ hội – mang đến sự thịnh vượng kinh tế.
Quyền tài sản có thể liên quan chặt chẽ đến sự hình thành trật tự chính trị, do nó bảo vệ quyền lợi kinh tế của một cá nhân. North, Wallis và Weingast cho rằng quyền tư hữu bắt nguồn để tạo điều tạo tiền đề cho các hoạt động trục lợi của giới thượng lưu. Đặc biệt, các hệ thống pháp lý và chính trị bảo vệ các quyền của giới thượng lưu đối với các khoản thu tiền thuê nhà tạo nên cơ sở của cái gọi là “trật tự truy cập hạn chế”, trong đó những người không thuộc giới tinh hoa bị từ chối tiếp cận quyền lực chính trị và các đặc quyền kinh tế.
Ví dụ, trong một nghiên cứu lịch sử về nước Anh thời trung cổ, North và Thomas phát hiện ra rằng sự phát triển mạnh mẽ của luật đất đai của Anh trong thế kỷ 13 xuất phát từ lợi ích của giới thượng lưu trong việc khai thác doanh thu tiền thuê đất từ quyền sở hữu đất đai sau khi giá đất tăng đột ngột vào thế kỷ thứ 12. Ngược lại, “trật tự truy cập mở” ngày nay, bao gồm một hệ thống chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do, thường bao hàm các quyền tư hữu rộng rãi, an toàn và cá nhân hóa. Quyền tài sản phổ quát, cùng với cạnh tranh kinh tế và chính trị không chính đáng, coi nhẹ vai trò của việc trục lợi và thay vào đó ủng hộ những đổi mới và hoạt động sản xuất trong nền kinh tế hiện đại.