logo

Từ ghép với từ Ăn

Câu hỏi: Từ ghép với từ Ăn

Trả lời:

ăn cơm

ăn ý

ăn uống

ăn ở

ăn diện

ăn đập

ăn bánh

ăn ngon

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác!


1. Khái niệm từ ghép

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.

[CHUẨN NHẤT] Từ ghép với từ Ăn

2. Ví dụ về từ ghép

Từ ghép chính phụ: một từ chính và một từ đứng sau bổ nghĩa cho nó.

Mát mẻ, thơm phức, tàu ngầm, hoa hồng,…là những từ ghép chính phụ. Chúng ta cùng phân tích một từ để rõ hơn.

“Hoa hồng” : Hoa là từ chính, Hoa là chỉ một thành phần của cây; Hồng là từ chỉ màu sắc bổ nghĩa cho từ hoa. Phân biệt với các loài hoa khác như: Hoa lan, hoa cúc,..

Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp, phân nghĩa.


3. Tác dụng của từ ghép

Từ ghép là loại từ quan trọng trong câu và giúp cho người sử dụng dễ dàng biểu đạt các ý kiến của mình.

Từ ghép là công cụ quan trọng để xác định nghĩa của các từ trong cả văn nói và văn viết một cách chính xác. Nếu từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa một cách khái quát và tổng hợp thì từ ghép chính phụ lại có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa một sự vật, sự việc.

Từ đó, Từ ghép giúp cho câu trở nên logic về cả hình thức lẫn nội dung, khiến cho câu văn mạch lạc, dễ hiểu, biểu thị rõ ràng vấn đề được nói đến.


4. Cách nhận biết từ ghép

Ta có thể xác định từ ghép bằng các cách xác định quan hệ giữa các tiếng trong từ về cả âm và nghĩa. Để xác định nghĩa của tiếng có thể thực hiện bằng nhiều cách như đặt câu, tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa hoặc tra từ điển.

– Nếu các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó là từ ghép.

– Nếu trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng mờ nghĩa nhưng cả hai tiếng đều không có quan hệ âm là từ ghép.

– Trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Chẳng hạn như các từ “tử tế”, “hảo hán”, “hoan hỉ”, “ban bố”,…

– Từ không có quan hệ về âm lẫn về nghĩa là các từ ghép đặc biệt. Ví dụ: tắc kè, bù nhìn, mì chính, xà phòng,…


5.Cách phân biệt từ ghép và từ láy

Tiếng Việt vốn phong phú và đa dang, tuy nhiên cũng khá phức tạp trong cấu tạo và ngữ nghĩa của từ. Bên cạnh đó, tiếng việt cũng có sự chuyển hóa giữa từ ghép sang từ láy âm. Vì vậy, phân biệt từ ghép và từ láy là việc không đơn giản. Tuy vậy, có một số cách giúp chúng ta phân định, nhận diện và phân biệt giữa từ ghép và từ láy, cụ thể như sau.

Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Trong Tiếng Việt có rất nhiều từ láy âm. Vì vậy, nếu một từ hai âm tiết thuộc từ Hán Việt thì xác định nó chính là từ ghép chứ không phải thuộc dạng từ láy, mặc dù từ ngữ có dạng láy âm ngẫu nhiên.

Cách 2: Từ ghép thuần Việt hai âm tiết đều có nghĩa không thể là từ láy

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm. ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép

Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

icon-date
Xuất bản : 21/12/2021 - Cập nhật : 26/12/2021