logo

Từ ghép về nghề nghiệp

Câu hỏi: Từ ghép về nghề nghiệp

Trả lời:

bác sĩ

kĩ sư

nông dân

y tá

công nhân

luật sư

kế toán

giáo viên

họa sĩ

kiến trúc sư

nhà thiết kế

diễn viên

nhà báo

người mẫu

nhiếp ảnh gia

đạo d

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!


1. Động từ là gì?

Từ ghép về nghề nghiệp đầy đủ nhất

Động từ là các từ ngữ dùng biểu thị các hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng hoặc của con người.


2. Phân loại động từ

Trong động từ chia làm 2 loại chính đó là:

– Động từ chỉ hành động, trạng thái: không yêu cầu động từ khác đi kèm.

+ Động từ hành động: giải đáp câu hỏi: “làm gì”.

+ Động từ chỉ trạng thái: giải đáp câu hỏi: “làm sao”

– Động từ tình thái: cần động từ khác đi kèm mới rõ hoặc đầy đủ nghĩa.


3. Ví dụ về động từ

+ Động từ là những từ được bôi đen và gạch chân trong đoạn văn sau:

“Mặt trời lên cao dần. Gió đã thổi mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi. Bãi vẹt đã ngập lưng lưng. Biển cả như muốn nuốt tươi con dê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.

Trống giục thùng thùng. Từ hai bên, đất được đổ xuống thành từng dòng. Đất cao dần, đã nổi trên mặt dòng sông thành những vệt đỏ. Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặt sọt đất. Dòng nước bị chặn lại. Tiếng reo hò nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển rồi. Cố lên anh em ơi!…”

(Trích Bão biển – Chu Văn)


4. Chức năng của động từ

– Chức năng chính của động từ (cụm động từ) là làm vị ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.

VD: Trời       //      đang mưa

CN (Danh từ)          VN (Cụm Động từ)

Em bé      //       bị ngã trên đường

CN (danh từ)            VN (Động từ)

– Ngoài chức năng chính, động từ (cụm động từ) còn có thể làm các thành phần khác trong câu: chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.

VD:

+ Động từ làm chủ ngữ: Lao động      //      là vinh quang

CN (động từ)                  VN

+ Động từ làm định ngữ: Con đường     đang làm       //       đi qua nhà tôi

Định ngữ (cụm động từ)

+ Động từ làm trạng ngữ: Làm như vậy, tôi thấy không được


5. Bài tập hay về động từ

Bài 1: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:

a. trông em d. quét nhà h. xem truyện

b. tưới rau e. học bài i. gấp quần áo

c. nấu cơm g. làm bài tập

Bài 2: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn:

a. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.

b. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

c. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vạc.

Bài 3: Xác định từ loại trong các từ của các câu:

a. Nước chảy đá mòn.

b. Dân giàu, nước mạnh.

Bài 4: Xác định từ loại:

Nhìn xa trông rộng

Nước chảy bèo trôi

Phận hẩm duyên ôi

Vụng chèo khéo chống

Gạn đục khơi trong

Ăn vóc học hay.

Bài 5: Xác định từ loại:

a. Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.

b. Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.

Bài 6: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.

Bài 7: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.

icon-date
Xuất bản : 24/12/2021 - Cập nhật : 24/12/2021