logo

Trường em có hai phòng máy thực hành cạnh nhau, các máy tính trong mỗi phòng kết nối với nhau qua một mạng LAN

Câu hỏi: Trường em có hai phòng máy thực hành cạnh nhau, các máy tính trong mỗi phòng kết nối với nhau qua một mạng LAN. Nếu kết nối hai phòng lại với nhau, trường hợp nào tạo ra một mạng LAN? Trường hợp nào tạo ra một mạng VAN?

Lời giải:

Nếu nối HUB, switch, wifi của của hai phòng qua một HUB hay switch khác thì mạng LAN của hai phòng nhập thành một mạng LAN lớn hơn.

Nếu mỗi mạng LAN đều kết nối ra Internet một cách độc lập và kết nối giữa hai mạng thông qua Internet thì ta có mạng VAN.

* Mạng giá trị gia tăng (Value-Added Network - VAN) là gì?

Mạng giá trị gia tăng trong tiếng Anh là Value-Added Network, viết tắt là VAN.

Mạng giá trị gia tăng (VAN) là một dịch vụ chuyên biệt được cung cấp cho các công ty để gửi và chia sẻ dữ liệu với các đối tác của mình một cách an toàn.

VAN là một cách thông thường để dễ dàng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các công ty. Khi internet tạo ra sự cạnh tranh cho dịch vụ này với sự ra đời của email an toàn, VAN đã phản ứng bằng cách mở rộng các dịch vụ cung cấp của họ để có cả những thứ như mã hóa tin nhắn, email an toàn và báo cáo quản lí. 

VAN đơn giản hóa quá trình liên lạc bằng cách giảm số lượng các bên mà công ty cần liên lạc. VAN thực hiện điều này bằng cách đóng vai trò trung gian giữa các đối tác kinh doanh cần chia sẻ dữ liệu dựa trên tiêu chuẩn hoặc dữ liệu độc quyền. Các VAN được thiết lập với khả năng kiểm toán để dữ liệu trao đổi được định dạng chính xác và xác thực trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

 Trường em có hai phòng máy thực hành cạnh nhau, các máy tính trong mỗi phòng kết nối với nhau qua một mạng LAN

* Các thành phần của mạng LAN 

Cáp mạng (cable): là phương tiện truyền dẫn tín hiệu giữa các thiết bị trong hệ thống. Mạng LAN thường sử dụng hai loại cáp đó là cáp đồng trục và cáp xoắn đôi.

Repeater: là một thiết bị giúp khuếch đại tín hiệu và giúp nó được truyền đi xa hơn so với tín hiệu gốc ban đầu. Trong hệ thống mạng cục bộ, giới hạn truyền thường chỉ là 100m, nhưng repeater có thể giúp nó vượt qua giới hạn này.

Hub: cũng tương tự như repeater nhưng có nhiều cổng hơn, giúp khuếch đại tín hiệu từ một cổng đến nhiều cổng khác nhau.

Cầu nối (bridge): là thiết bị giúp ghép nối hai mạng khác nhau thành một mạng duy nhất.

Bộ chuyển mạch (switch): là một thiết bị giống như bridge nhưng có nhiều cổng giúp liên kết nhiều segment lại với nhau.

* Mạng LAN hoạt động thế nào?

Chức năng của mạng LAN là liên kết các máy tính với nhau. Và cung cấp quyền truy cập được chia sẻ vào máy in, tệp và các dịch vụ khác. Cấu trúc mạng cục bộ được phân loại là mạng ngang hàng (peer-to-peer) hoặc máy khách-máy chủ (client-server). Trên mạng cục bộ máy client-server, nhiều thiết bị máy khách được kết nối với một máy chủ trung tâm. Trong đó quyền truy cập ứng dụng, quyền truy cập thiết bị, lưu trữ tệp và lưu lượng mạng được quản lý.

Các ứng dụng chạy trên máy chủ mạng LAN sẽ cung cấp các dịch vụ như truy cập cơ sở dữ liệu, chia sẻ tài liệu, email và in ấn. Các thiết bị trên mạng LAN peer-to-peer sẽ chia sẻ dữ liệu trực tiếp tới bộ chuyển mạch. Hoặc bộ định tuyến mà không cần sử dụng máy chủ trung tâm.

>>> Xem thêm: Mạng LAN có đặc điểm

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 31/07/2023